Nguyên tắc khi bổ sung thuốc sắt cho bà bầu
Khi mang thai, có khoảng 50% bà bầu không đủ sắt do nhu cầu tăng lên gấp đôi để cung cấp máu cho thai nhi. Đây là khoáng chất quan trọng nhưng rất nhiều bà bầu chưa biết vai trò, tầm quan trọng mà sắt mang lại cho mình và bé. Do đó, thuốc sắt cho bà bầu rất cần thiết mà mẹ bầu cần biết.
Nguyên tắc khi bổ sung thuốc sắt cho bà bầu
Vai trò của sắt đối với mẹ bầu
Sắt có tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin - 1 loại protein có trong hồng cầu. Hemologbin có nhiệm vụ vận chuyển oxy và collagen để hình thành xương, sụn. Sắt cũng tham gia quá trình cấu tạo enzym để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Mẹ bầu thiếu sắt sẽ gia tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân hoặc tử vong trẻ sơ sinh. Do đó, sắt cần có đủ cho bà bầu nhằm tạo máu cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu được tiếp nhận đủ sắt sẽ không bị thiếu máu, tránh được mệt mỏi và giảm được các biến chứng thai kỳ.
Cần bổ sung hàm lượng sắt mỗi ngày là bao nhiêu?
Trước khi có ý định sinh con 3-6 tháng thì bổ sung 30mg mỗi ngày, 9 tháng mang bầu thì bổ sung 27mg mỗi ngày và 10gm mỗi ngày sau sinh.
Mẹ có thể bổ sung sắt với những thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt (thịt bò, gan động vật, ngao, rau cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, ngũ cốc nguyên hạt,.... Song chế độ ăn hằng ngày lại không đủ hàm lượng sắt cho thời kỳ mang thai nên cần uống thêm viên uống chứa sắt.
Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào?
Mẹ bầu nên bổ sung sắt trước khi có ý định mang thai 3-6 tháng và sử dụng kéo dài đến 6 tháng sau sinh.
Hiện nay, thuốc sắt cho bà bầu được các nhà xuất đưa ra ở dạng đa chất và đơn chất. Thuốc sắt đa chất là viên vitamin tổng hợp cho bà bầu. Viên vitamin tổng hợp còn có thêm canxi, vitamin A, kem và nhiều nguyên tố vi lượng khác rất tốt cho bé. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo các thành phần này chỉ nên sử dụng ở 1 số trường hợp cụ thể. Hơn nữa, hàm lượng sắt trong các viên này thấp nêm nếu mẹ bầu thiếu sắt nên cân nhắc dùng viên sức đơn chất.
Bà bầu uống sắt có thể gặp tác dụng phụ nào không?
Nguy cơ táo bón
Nhiều người phàn nàn tác dụng phụ khi uống thuốc sắt như khó chịu đường tiêu hóa, kích ứng dạ dày, táo bón, buồn nôn, đi ngoài phân đen,.... Nguyên nhân là do uống viên sắt dạng hợp chất sắt oxy hóa. Dạng này cũng gây thừa sắt và gây độc cho cơ thể.
Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
Ngoài ra, nếu bổ sung hàm lượng sắt vượt mức nhu cầu sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Vì sắt dư thừa tuyến tụy sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, làm tăng lượng đường trong máu nên bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. và thai nhi sinh ra bị vàng da, hệ hô hấp chưa hoàn thiện và có nguy cơ sinh non.
Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp cũng là hệ quả của việc thừa sắt do sắt quá nhiều làm tổn thương mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên gây đau lưng, nhức mỏi tay chân,... trong quá trình mang thai.
Nhiều bà bầu đối diện với nguy cơ ngộ độc nếu bổ sung quá liều lượng sắt cần thiết. Trẻ sinh ra sẽ phát triển khó khăn do lượng sắt trong máu tăng làm cản trở quá trình tạo máu.
Do đó, để sử dụng thuốc sắt cho bà bầu đúng liều lượng thì mẹ bầu nên thực hiện theo đơn của bác sĩ chuyên khoa sản kê.
Nguyên tắc bổ sung thuốc sắt cho bà bầu
Không sử dụng chung sắt với canxi
Sắt và canxi đều là những chất quan trọng cho bà bầu nhưng nếu dùng cùng lúc với nhau chúng lại cản trở sự hấp thu của nhau. Do đó, với những thực phẩm như sữa, thực phẩm giàu canxi thì mẹ bầu không nên uống thuốc sắt khi đang bổ sung canxi.
Không uống chung sắt với trà hoặc cà phê
Trà và cà phê có cafein khiến sắt “bốc hơi” khó hấp thu nên mẹ bầu không được uống sắt khi đang dùng 2 thức uống này.
Các nguyên tắc khác
- Tăng khả năng hấp thu sắt khi uống với nước cam, chanh hoặc nước giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng hấp thu sắt.
- Tuy sắt động vật cao hơn sắt có trong thực vật nhưng mẹ bầu hạn chế ăn gan động vật. Vì gan động vật có hàm lượng vitamin A cao, có thể gây dị tật thai nhi.
- Nấu thực phẩm giàu sắt bằng dụng cụ làm từ gang hạn chế được tình trạng “thất thoát” sắt có trong thực phẩm.
Xem thêm:
- Những thực phẩm giàu chất sắt cho mẹ bầu bồi bổ sức khỏe
- Nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
- Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?