Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ là một bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: câm, điếc, ngớ ngẩn,... đối với sự phát triển cũng như đối với cuộc sống sinh hoạt sau này của trẻ. Cho nên, cần phải phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, để làm được điều này cần phải tìm ra nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
1. Định nghĩa viêm màng não?
Viêm màng não là tình trạng lớp màng bao quanh não và tủy sống bị viêm nhiễm do vi trùng hay siêu vi trùng gây ra. Bệnh viêm màng não có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, viêm màng não phổ biến nhất là ở trẻ em, đa phần trẻ mắc bệnh là vào mùa nắng nóng hay thời điểm chuyển mùa và bệnh lây qua đường hô hấp là chính.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị viêm màng não
Các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm màng não bao gồm:
- Do trẻ cầm, nắm hay ngậm các đồ vật có chứa nhiều vi trùng gây bệnh.
- Do môi trường chật chội, không khí ô nhiễm.
- Do trẻ tiếp xúc trực tiếp với nước bọt và vi khuẩn khi người lớn thơm bé hoặc ho, hắt hơi gần trẻ.
- Do tiếp xúc, ngậm đồ chơi, bình sữa của trẻ bị bệnh viêm màng não mủ.
3. Những biểu hiện bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ
Các biểu hiện của bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh
- Trẻ bú kém
- Trẻ bị suy kiệt
- Tăng các kích thích
- Xuất hiện các cơn ngưng thở
- Trẻ quấy khóc, khóc thét, vô cảm
- Trẻ bị sốt hoặc bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết
- Trẻ bị co giật, bị vàng da hay da xanh tái
- Trẻ thóp phồng, sốc
- Suy giảm trường lực cơ
- Nhiễm toan chuyển hóa khó khăn cho điều trị
Các biểu hiện của bệnh viêm màng não đối với trẻ lớn hơn
- Trẻ bị sốt, nhức đầu, co giật
- Trẻ mệt mỏi, suy nhược, chán ăn
- Bị suy giảm ý thức, tăng kích thích
- Trẻ có tư thế ưỡn người, sợ ánh sáng
- Bị hôn mê.
4. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ
Bệnh viêm màng não thường có các biểu hiện ban đầu như: sốt, chán ăn, kén bú và các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Đối với những biểu hiện ban đầu này, nếu bạn thực sự không chú ý, xem như viêm nhiễm đường hô hấp thông thường sẽ rất nguy hiểm. Khi trẻ có những biểu hiện này, bạn phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Theo dõi sát sao các diễn biến bệnh ở trẻ, chú ý tới các biểu hiện của bệnh viêm màng não gồm:
- Co giật: là hiện tượng co giật có thể xảy ra ở tay, chân, mắt hay miệng hoặc toàn thân. Nguyên nhân của hiện tượng co giật này rất đa dạng gồm: sốt cao, rối loạn điện giải, bệnh viêm màng não mủ.
- Rối loạn ý thức: là biểu hiện ban đầu của tình trạng này, chính là tình trạng dễ bị kích động. Sau đó, bé ngủ li bì, lờ đờ, thậm chí có thể là hôn mê.
Trẻ thường hay kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, chân, tay cũng có thể là nửa người trẻ có thể có biểu hiện bị liệt hoặc giảm vận động.
- Trẻ sơ sinh: bệnh đặc biệt khó nhận biết đối với trẻ sơ sinh bởi những dấu hiệu ban đầu ở trẻ sơ sinh thường không đặc hiệu, rất khó phân biệt với bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây ra sốt hoặc không gây sốt. Trường hợp trẻ có những biểu hiện như trên thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm chuẩn đoán để chắc chắn bé có bị bệnh viêm màng não mủ hay không. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng thuốc theo sự mách bảo, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng ở trẻ nếu trẻ mắc bệnh viêm màng não.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ
Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất cho trẻ là tiêm chủng loại vacxin phòng ngừa Hib cho trẻ nhỏ trong khoảng thời gian từ 2 tháng đến 5 tuổi. Để nhằm chống lại căn bệnh viêm màng não ở trẻ do Hib cũng như các nhiễm trùng nặng gây ra ở trẻ. Các bậc cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm màng não và đầy đủ các loại vacxin khác có liên quan trực tiếp về các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp ở trẻ. Nên cho trẻ sơ sinh sống trong môi trường sạch sẽ, lành mạnh,đặc biệt trẻ nhỏ vân phải tránh tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh viêm màng não vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ không nên để nhiều người ôm hôn trẻ nhỏ để giảm thiểu tối đa tình trạng lây bệnh của người mắc viêm màng não sang trẻ sơ sinh. Không sử dụng hoặc trao đổi bình sữa hoặc cho trẻ ngậm ti giả của những em bé khác để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm màng não. Đó là một trong những cách phòng ngừa viêm màng não ở trẻ nhỏ.
Trên đây là một số nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ và các thông tin về bệnh mà Vicare đã cung cấp các bậc cha mẹ hãy bổ sung vào trang kiến thức của mình để bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiệu quả.
Xem thêm:
- Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu
- Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?