Nguyên nhân và biểu hiện trị bệnh xuất huyết não ở trẻ em

Trước đây bệnh xuất huyết não chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Nhưng chục năm gần đây trẻ em lại trở thành đối tượng thường xuyên mắc bệnh xuất huyết não. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh xuất huyết não ở trẻ em?

Nguyên nhân và biểu hiện trị bệnh xuất huyết não ở trẻ em Nguyên nhân và biểu hiện trị bệnh xuất huyết não ở trẻ em

Trước đây bệnh xuất huyết não chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Nhưng chục năm gần đây trẻ em lại trở thành đối tượng thường xuyên mắc bệnh xuất huyết não. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh xuất huyết não ở trẻ em?

Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết não

Các bác sĩ chuyên khoa não khuyên cha mẹ rằng, nếu bỗng nhiên thấy bé bị đau đầu dữ dội, buồn nôn thì cần đưa bé đến các bệnh viện cấp cứu gấp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh xuất huyết não ở trẻ em.

Xuất huyết não ở trẻ em là căn bệnh tự phát với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc thiếu vitamin K đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi và đối với những bệnh nhi trên 6 tháng tuổi thường là do bẩm sinh hoặc các triệu chứng bất thường ở mạch máu. Bệnh này có thể dẫn đến nhiều di chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ em.

Theo các bác sĩ nguyên nhân bệnh do thiếu vitamin K có thể do trẻ bị sinh thiếu tháng, sinh non hoặc không được tiêm vitamin K phòng bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp các bạn nhỏ sau khi tiêm vitamin K vẫn có thể mắc phải xuất huyết não vì những nguyên nhân khác nhau.

Ngoài ra, các bé bị xuất huyết não cũng có thể do các loại bệnh lý khác gây nên. Ví dụ như viêm mạch máu não, rối loạn đong máu, cơ địa bệnh lý tim mạch hoặc cũng có thể do bệnh lý huyết học gây chảy máu não. Dù là nguyên nhân gì thì bệnh xuất huyết não cùng vô cùng nguy hiểm và gây nên biến chứng không thể lường trước được.
vicare.vn-nguyen-nhan-va-bieu-hien-tri-benh-xuat-huyet-nao-o-tre-em-body-1

Xuất huyết não là căn bệnh tự phát và rất khó để phòng ngừa.

Biểu hiện bệnh xuất huyết não

Bệnh xuất huyết não ở trẻ em là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể cướp đi tính mạng của trẻ em. Bệnh xuất huyết não thường xuất hiện ở các bạn nhỏ từ 3 đến 10 tuổi. Bệnh có biểu hiện ở hai dạng như sau:

Thứ nhất, bệnh chưa xuất huyết. Ở dạng này đa phần sẽ xuất hiện các triệu chứng rất khó phát hiện. Ở thời điểm này, các bạn nhỏ thường hay than khóc, đau đầu. Lúc này bệnh cũng không biểu hiện một triệu chứng gì khác. Nhưng trẻ thường bị đau lúc ngăn lúc dài, tình trạng này kéo dài trong vài ngày. Nếu các mẹ không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến triệu chứng co giật, yếu tứ chi và khiếm khuyết về thần kinh.

Ở dạng thứ hai, khi này các bé đã bị xuất huyết. Biểu hiện ở trẻ em giống như ở người lớn. Tình trạng xuất huyết não sẽ diễn biến đột ngột. Tiến triển bệnh rất nhanh. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần nắm bắt tình hình để đưa bé vào viện điều trị ngay.

Điều trị xuất huyết não ở trẻ em

Vì bệnh liên quan đến vitamin K nên khi điều trị cần tích cực bổ sung vitamin K, tiếp theo là truyền máu, theo dõi đặc biệt, chống co giật, chống phù não, rối loạn thân nhiệt. Nguyên tác điều trị đối với trẻ em cần tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trước hết phải cầm máu, tốt nhất nên tiêm vitamin K 5mg từ 3 đến 5 ngày. Tiếp đó nên truyền máu sớm, đây là phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.

Ngoài ra, cùng thực hiện các biện pháp chống suy hô hấp ở trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ bằng thở khí. Đồng thời phải chống phù nữa bằng cách dùng Dexamethason 0,4 mg/kg tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày x 2 ngày.

vicare.vn-nguyen-nhan-va-bieu-hien-tri-benh-xuat-huyet-nao-o-tre-em-body-2

Chú ý không dùng các dung dịch ngọt nhiều đường vì nó sẽ gây toan hoá vùng tổn thương. Trong tình trạng não phù không nên chọc dịch não tuỷ vì tránh nguy cơ tụt hạnh nhân tiểu não. Nên chọc sau 2-3 ngày điều trị.

Trong quá trình điều trị cần chống co giật bằng cách dùng henolbarbital 6-10 mg/kg tiêm bắp, hạn chế dùng Seduxen vì gây ức chế trung tâm hô hấp. Chống rối loạn thân nhiệt, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, phải cho thuốc hạ sốt. Nếu trẻ bị hạ nhiệt cần ủ ấm. Can thiệp ngoại khoa nếu cần: Mổ lấy máu tụ nếu có máu tụ khu trú dưới màng cứng hoặc trong nhu mô.

Mặc dù xuất huyết não là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh nếu các bậc phụ huynh quan tâm. Bệnh nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào vị trí xuất huyết não, mức độ, tốc độ và thời gian can thiệp của các bác sĩ. Do vậy, khi mắc bệnh cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để có cách điều trị, hồi phục theo đúng liệu trình mà bác sĩ đưa ra.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh xuất huyết não và cách điều trị