Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Với tốc độ lây lan nhanh chóng và để lại những biến chứng nguy hiểm, bệnh cần được phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Với tốc độ lây lan nhanh chóng và để lại những biến chứng nguy hiểm, bệnh cần được phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, đa số thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus nhiễm vào cơ thể người gây nên. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ em vốn có sức đề kháng kém nên càng dễ nhiễm bệnh.

2. Con đường lây truyền của bệnh

Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Đặc biệt là trong những đợt dịch bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh.

- Trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi, nói chuyện.

- Do trẻ khỏe mạnh cầm nắm đồ chơi, vật dụng, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

- Ngoài ra bệnh còn lây gián tiếp cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ đã tiếp xúc với trẻ bận nhưng chưa vệ sinh.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tay-chan-mieng-body-2

3. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

- Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, tay chân run, đi loạng choạng, không vững, bé ngủ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.

- Loét miệng: Biểu hiện qua các bóng nước có đường kính 2 - 3 mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì những bóng nước đó thường vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau miệng khi ăn, tăng tiết nước bọt.

- Bóng nước: Có đường kính từ 2 - 10mm màu xám, hình bầu dục.

- Bóng nước ở khu vực vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

- Bóng nước trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, ấn không đau.

- Bệnh có thể có những biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những nốt hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban mà không xuất hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

4.Các biến chứng thường gặp

Bóng nước thường xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường ấn không đau. Những bóng nước xuất hiện trong miệng và khi vỡ ra gây những vết loét khiến trẻ đau khi ăn uống, chảy nước miếng.

Khi nổi bóng nước, trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Bóng nước sẽ tự xẹp và khỏi sau 5-7 ngày. Một số trẻ có thể kèm nôn ói, tiêu chảy ngay khi nổi bóng nước hay bóng nước đã xẹp.

Đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, song nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71 gây ra, một số trẻ gặp phải biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não. Nguy hiểm hơn là sau khi bệnh tay chân miệng khỏi, các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu bác sỹ chữa trị không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.

Trẻ có biến chứng não thường không rơi vào hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy nếu bố mẹ không để ý như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, tay chân run, co giật.

Một số triệu chứng khác có thể thấy khi trẻ gặp phải biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, yếu tay chân, méo miệng. Khi có biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

5. Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được bác sĩ chỉ định chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau đây:

- Vệ sinh răng miệng và thân thể cho bé thường xuyên, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước.

- Giảm đau, hạ sốt cho bé bằng cách lau mình cho bé bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

- Cho bé nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế để bé vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

- Cha mẹ chú ý không cạy vỡ và chú ý không để bé làm vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

- Theo dõi sát tình hình của bé để phát hiện các dấu hiệu: Dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tư thế, đi loạng choạng, chới với, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi phát hiện bé có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tay-chan-mieng-body-2

6. Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng, nên để phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Rửa tay: Luyện tập cho bé thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của bé, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng băng CloraminB 5%.

- Đeo khẩu trang mỗi khi cho bé ra đường, nhất là trong thời gian đang có dịch.

- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh, không cho bé đi học để tránh lây nhiễm cho các bạn khác.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home

  • Xét nghiệm xác định Enoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
  • Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-tay-chan-mieng-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất
  • Hà Nội phát động chiến dịch phòng chống tay chân miệng