Nguyên nhân mẹ bầu thường mắc táo bón và trĩ

Táo bón, đi ngoài ra máu khi đang mang thai tháng thứ 8 có thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Bà bầu bị táo bón hay trĩ đều gây ảnh hưởng tới thai nhi làm vì khi đó sẽ có cảm giác tức bụng, không muốn ăn, lâu dần làm ảnh hưởng tới thai nhi, gây suy dinh dưỡng cho bào thai.

Nguyên nhân mẹ bầu thường mắc táo bón và trĩ Nguyên nhân mẹ bầu thường mắc táo bón và trĩ

Táo bón, đi ngoài ra máu khi đang mang thai tháng thứ 8 có thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Bà bầu bị táo bón hay trĩ đều gây ảnh hưởng tới thai nhi làm vì khi đó sẽ có cảm giác tức bụng, không muốn ăn, lâu dần làm ảnh hưởng tới thai nhi, gây suy dinh dưỡng cho bào thai. Vậy táo bón sẽ gây ra những phiền phức nào cho sức khoẻ của bà bầu. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón

Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

Tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.

Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón.

Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,...Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động.

Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

vicare.vn-nguyen-nhan-me-bau-thuong-mac-tao-bon-va-tri-body-1

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ khi mang thai

Hầu hết mẹ bầu đều bị trĩ khi mang thai nếu chưa chú tâm tới việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đặc biệt bà bầu dễ bị trĩ vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do:

  • Tử cung phát triển gây áp lựng lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này làm tử cung sưng lên, phần tĩnh mạch vùng hậu môn cũng tăng lên và gây ra trĩ.

  • Táo bón: hầu hết bà bầu đều bị táo bón, đây là bệnh phổ biến khi mang thai và cũng là thủ phạm gây trĩ ở bà bầu, đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân, khi bị táo bón, bà bầu thường cố gắng rặn và gây sưng phồng các tĩnh mạch và gây trĩ.

  • Sự gia tăng nội tiết progesterone trong thời gian dài khiến nhu động ruột hoạt động kém và dễ bị táo bón, gây trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Khi bị bệnh trĩ, thời gian đầu tiên bà bầu sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn, đi vệ sinh khó khăn, ra máu nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ. Do đó, nếu bị trĩ, điều cần làm là bà bầu cần có cách xử lý tốt để hạn chế tình trạng nặng hơn để an toàn suốt thai kỳ.

- Giảm tối đa tình trạng táo bón bằng cách uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Nước và chất xơ sẽ làm phân mềm, xốp, nhanh đầy tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.

- Cần tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, đúng giờ để phòng táo bón và thúc đẩy hết chất độc ra ngoài cơ thể. Chất độc từ phân càng ở lâu trong cơ thể càng hại cho sức khỏe bà bầu.

- Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày giúp lưu thông trực tràng, tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc trĩ khi mang thai và giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi sinh.

- Luôn thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.

- Nếu mới bị trĩ hãy ngâm nước muối để chống viêm nhiễm hoặc có thể chườm lạnh lên vùng hậu môn để phòng sưng tấy.

vicare.vn-nguyen-nhan-me-bau-thuong-mac-tao-bon-va-tri-body-2

Một số phương pháp điều trị táo bón tự nhiên cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể thử vài biện pháp để hạn chế táo bón một cách tự nhiên như dưới đây:

- Nước chanh: vắt 1 nửa quả chanh vào ly nước ấm, uống vào buổi sáng. Cách này giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn.

- Bổ sung magie: Mẹ bổ sung đầy đủ magie trong thai kỳ không chỉ giúp cơ thể đủ chất phát triển mà còn rất tốt cho ruột, phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.

- Dưa hấu: Loại quả này chứa nhiều nước nước, nên ăn nhiều sẽ giúp kích thích đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.

- Hoa quả sấy: Nho, mận sấy cũng được xem là những thực phẩm giúp hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua giàu lợi khuẩn.

- Ăn khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

- Ăn bí đỏ: Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Ngoài ra, để phòng ngừa táo bón thai kỳ, mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ như bánh mỳ, gạo lứt, đậu, hoa quả và rau. Ngoài ra uống đủ nước cũng quan trọng, tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-nguyen-nhan-me-bau-thuong-mac-tao-bon-va-tri-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
  • Hóa giải nỗi lo táo bón ở bà bầu nhờ những thực phẩm trong vườn