Nguyên nhân khiến bạn bị nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một trong số những nguyên nhân khiến cho da đầu có cảm giác ngáy, gàu và gây rụng tóc. Tuy nhiên, chúng ta lại ngứa không biết nguyên nhân nào khiến cho mình bị nấm da đầu đúng không? Vì thế mà thông tin HoiBenh chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh nấm da đầu triệt để cũng như giúp bạn phòng ngừa không gặp phải nấm da đầu.
Nguyên nhân khiến bạn bị nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một trong số những nguyên nhân ban đầu khiến cho da đầu có cảm giác ngứa ngáy, gàu, tổn thương da và gây rụng tóc. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết nguyên nhân nào khiến cho mình bị nấm da đầu đúng không? Vì thế mà thông tin HoiBenh chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc điều trị bệnh nấm da đầu triệt để cũng như giúp bạn phòng ngừa không gặp phải nấm da đầu.
1. Nấm da đầu là bệnh gì?
Nấm da đầu không giống với các loại nấm ngoài da khác. Bệnh thường lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu hoặc lây lan gián tiếp qua sử dụng chung lược, mũ, dây buộc tóc... với người bệnh.
Nấm da đầu là bệnh ngoài da có thể gây hói đầu, rụng tóc, bong vảy, loét hoặc chảy mủ. Bệnh thường gây ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên đầu.
Bệnh nấm da đầu thường do các loại nấm như epidenorphyton, microsporum, trichophyton... gây ra ở vị trí da tay, chân, da đầu, móng chân, râu, tóc, quanh miệng...
Bệnh nấm da đầu gây ra một số các triệu chứng sau:
- Xuất hiện các nốt sần nhỏ hay mụn đỏ rải rác trên da đầu, sau đó lan rộng dần.
- Gàu xuất hiện nhiều hơn bình thường, đặc biệt là có gàu ướt, nhiều bã nhờn trên tóc.
- Tóc rụng nhiều hơn và tăng dần lượng rụng tóc theo thời gian.
- Ngứa ngáy, khó chịu trên da đầu.
- Xuất hiện các mảng vảy da màu trắng bong ra, theo thời gian thì các mảng vảy da này có kích thước lớn hơn, dày hơn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, biến chứng của bệnh nấm da đầu có thể gây ra tình trạng Kerion - một tình trạng viêm và gây đau đớn toàn bộ vùng da đầu. Tình trạng Kerion xuất hiện với biểu hiện da đầu bị sưng phồng, xuất hiện mủ màu vàng và khả năng gây hói cao.
Khi bị nấm da đầu, nhiều người lầm tưởng bị gàu bình thường nên còn chủ quan không đi khám và điều trị sớm. Chỉ tới khi tóc rụng nhiều, thành từng mảng rộng trên da, người bệnh mới đi khám. Lúc này, việc điều trị nấm da đầu trở nên phức tạp hơn, cần thời gian dài và sự kiên trì của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây nấm da đầu
- Bị lây nhiễm từ người khác: khi bạn tiếp xúc trực tiếp với những người bị nấm hoặc tiếp xúc với những đồ dùng, vật dụng cá nhân của họ như mũ, gối, khăn, lược chải đầu thì vi nấm từ người bị bệnh có thể sẽ lây cho bạn.
- Lười vệ sinh: nếu bạn lười vệ sinh và vệ sinh không sạch sẽ nhất là vùng da đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Mồ hôi tiết ra cùng các lớp tế bào chết trên da đầu sẽ là nơi ở thuận lợi để vi nấm gây bệnh. Nếu không muốn mắc nấm da đầu thì bạn hãy gội đầu thường xuyên, đúng cách và bảo vệ da đầu khỏi bụi bẩn trong nhiều ngày.
- Do thói quen xấu: rất nhiều người có thói quen xấu như để tóc ẩm ướt khi đi ngủ. mọi người đều cho rằng điều này là vô hại và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên thường chủ quan. Nhưng sự thật thì đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn nấm phát triển nhanh chóng, dễ dàng. Nếu gội đầu vào buổi tối, bạn hãy sấy tóc thật khô rồi mới được đi ngủ.
- Sử dụng nguồn nước bẩn: Khi sử dụng nguồn nước bẩn để gội đầu, thì vô hình chung bạn đang tự gõ cửa đến với nấm da đầu đấy nhé.
- Lây nhiễm vi nấm từ động vật: Các bạn không nên chủ quan nhất là những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, gà,... Bởi bạn thể lây nhiễm vi nấm qua những đồ vật mà chúng tiếp xúc.
Ngoài những nguyên nhân nấm da đầu cơ bản trên thì vẫn còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như do ảnh hưởng từ các căn bệnh da liễu (vảy nến, á sừng, viêm da...) hoặc do da đầu và tóc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất nhuộm và hóa chất làm tóc.
3. Điều trị nấm da đầu
Phương pháp điều trị nấm da đầu chủ yếu được dùng hiện nay là dùng thuốc khắc phục trực tiếp. Điều trị nấm da đầu mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì thì mới có thể khỏi bệnh. Do viêm nhiễm dưới chân tóc khiến việc dùng thuốc bôi khó điều trị triệt để sâu chân tóc nên giai đoạn điều trị ban đầu sẽ vô cùng khó khăn.
- Grisefulvin được xem là loại thuốc đặc trị nấm da đầu bởi chứa hoạt chất có tác dụng diệt nấm rõ rệt. Thuốc gồm dạng viên nén và dung dịch, dùng 1 – 2 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và tốt nhất nên dùng liên tục trong 4 tuần.
- Muốn ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm da đầu bạn cần:
- Cách ly vùng bị nấm nhằm tránh lây lan sang các vùng da đầu và vùng da khác ở cơ thể.
- Tránh để tóc ẩm ướt và bết dính vì đó chính là điều kiện cho vi nấm sinh sôi. Bạn nên giữ cho da đầu luôn khô thoáng sạch sẽ.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ gối, chăn ga, đệm, mũ bảo hiểm, khăn để tiêu diệt vi nấm và tránh trường hợp bệnh tái phát.
- Không dùng chung đồ với người khác đề phòng ngừa khả năng lây bệnh.
- Không gãi đầu bằng tay bởi việc làm này khiến da đầu dễ bị tổn thương và trầy xước, làm cho bệnh nặng thêm.
- Khi bị nhiễm nấm da đầu, tuyệt đối không sử dụng gel vuốt tóc hay không được nhuộm tóc bởi hóa chất từ những việc làm này khiến da đầu tổn thương.
- Dừng sử dụng dầu gội và dầu xả nhiều hóa chất, chứa chất tạo bọt trong quá trình điều trị nấm da đầu bởi chúng khiến da đầu ngày càng mỏng đi, đỏ và rát hơn, cảm giác ngứa ngáy gia tăng.
Trên đây là những nguyên nhân chính gây bệnh nấm da đầu mà mọi thường mắc nhưng lại khá chủ quan và không đề phòng. Vậy sau khi biết được nguyên nhân gây bệnh, mong rằng bạn sẽ có những biện pháp, lối sống tốt và chú ý hơn để phòng bệnh hiệu quả. Và nấm da đầu có khả năng lây lan nhanh nên khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên khám và điều trị nhanh chóng đồng thời kiên trì tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có được kết quả chữa trị tốt nhất.
Hằng Hoàng