Nguyên nhân gây ra bệnh trật khớp vai là gì?

Theo một số thống kê cho thấy, trật khớp vai là một loại trật khớp phổ biến nhất trong tất cả các loại trật khớp. Vì thiếu những kiến thức cơ bản về bệnh này nên số lượng người mắc phải bệnh này ngày một nhiều. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh trật khớp vai là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Nguyên nhân gây ra bệnh trật khớp vai là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trật khớp vai là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh trật khớp vai là gì?

Theo kiến thức y học, các khớp vai là các khớp thường xuyên bị trật khớp nhất của cơ thể, nguyên nhân là vì nó di chuyển trong nhiều hướng khác nhau, vai của bạn có thể trật ra trước, trật ra sau hoặc có thể đi xuống dưới. Bạn có thể bị trật khớp vai hoàn toàn hoặc bị trật một phần, hầu hết các trường hợp trật khớp đều xảy ra ở mặt trước của vai. Ngoài ra, các mô sợi nối xương vai có thể bị kéo dài hoặc bị rách, điều này làm cho tình trạng bệnh phức tạp hơn.

Các chuyên gia cho rằng, thực tế phải mất một lực rất mạnh, chẳng hạn như một va chạm bất ngờ vào vai để có thể kéo xương ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu như bạn xoay cực khớp vai quá mức cũng có thể làm bật đầu trên xương cánh tay khỏi hõm vai. Có một số nguyên nhân có thể gây ra trật khớp vai, cụ thể như:

Chấn thương khi chơi thể thao

Vai bị trật khớp là tình trạng rất hay gặp trong các môn thể thao như chơi bóng đá, chơi khúc côn cầu cùng các môn thể thao dễ té ngã như trượt tuyết đổ đèo, thể dục hay bóng chuyền.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-trat-khop-vai-la-gi-body-1

Chấn thương không liên quan đến thể thao

Ví dụ như tai nạn xe cộ là nguyên nhân phổ biến gây ra trật khớp vai.

Té ngã

Té ngã cũng là nguyên nhân gây trật khớp vai, đặc biệt như ngã từ thang hoặc sàn nhà trơn trượt.

Những triệu chứng lâm sàng của trật khớp vai

Dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo mà người ta chia trật khớp vai ra 4 kiểu: trật khớp vai ra trước, ra sau, lên trên hoặc xuống dưới. Có đến 95% là kiểu trật ra trước. Trong trường hợp bị trật khớp vai ra trước, người ta tùy theo mức độ di lệch của chỏm xương cánh tay mà phân biệt 4 thể:

- Trật khớp vai dưới mỏm quạ, thực tế đây là kiểu hay gặp nhất, chiếm đến khoảng 90% các trường hợp.

- Trật khớp vai ngoài mỏm quạ hay trật khớp vai trên ổ chảo, trường hợp này chiếm khoảng 7% các trường hợp.

- Trật khớp ở dưới xương đòn.

- Cuối cùng là trật khớp trong ngực.

Những biến chứng của trật khớp vai

Thương tổn thần kinh

Biến chứng này gặp khoảng 15% số trường hợp. Nhất là bị liệt dây thần kinh mũ. Biểu hiện là khi bạn mất cảm giác vùng cơ den-ta, sau khi nắn xong thì bạn không nhận dạng được cánh tay. Bởi vậy mà sau khi nắn trật khớp xong bạn cần phải kiểm tra khả năng co cơ delta và cảm giác vùng mỏm vai nữa. Thực tế có trường hợp bị liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay. Liệt thần kinh thường sẽ tự phục hồi sau 1 – 8 tuần.

Thương tổn mạch máu

Có đến khoảng 1% trường hợp bị động mạch nách là do bị tắc do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong. Có những trường hợp bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc có khi chỉ bị co thắt. Sau khi được nắn trật khớp xong bạn cần kiểm tra bằng cách bắt mạch, cần thiết thì cần chụp động mạch để xử trí tùy theo thương tổn của bạn.

Gãy xương kèm theo

Có khoảng 30% trường hợp bị gãy rời mấu động to. Thường thì sau khi được nắn trật khớp thì mảnh gãy sẽ về lại vị trí giải phẫu tốt. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp những biến chứng như vỡ bờ ổ chảo, thương tổn đai xoay vai.

vicare.vn-nguyen-nhan-gay-ra-benh-trat-khop-vai-la-gi-body-2

Xử trí trật khớp vai như thế nào?

Với những trường hợp bị trật khớp vai, bạn cần phải nắn sớm và nên được gây mê cho mềm cơ để dễ nắn. Hơn nữa, để tránh những thương tổn sụn khớp do chỏm sụn mềm bị đè lên phần xương cứng ở cổ xương vai kéo dài có thể gây biến dạng chỏm thì theo các bác sĩ, bạn cần chống co cơ và nắn nhẹ nhàng không nên dùng sức thô bạo để cố nắn cho được vì sẽ gây ra những thương tổn kèm theo sau đó. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được chia thành hai nhóm: phương pháp nắn bằng lực kéo và nắn bằng nâng tay lên cao.

Phương pháp Hippocrates

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp gót chân. Bạn cho bệnh nhân nằm ngửa dưới đất. Người nắn dùng tay nắm lấy tay bệnh nhân, nên để hơi dạng ra và kéo dọc trục. Tiếp đó bạn cho gót chân vào nách bệnh nhân đạp mạnh chống lại lực kéo ở tay. Kéo khoảng 5 phút bạn bỏ gót chân ra và đưa cánh tay bệnh nhân vào phía trong. Nếu như nghe thấy tiếng cục là chỏm đã vào ổ khớp. Phương pháp này khá đơn giản và ra đời sớm nhất nhưng tỷ lệ biến chứng và thất bại lại cao nhất trong tất cả các phương pháp.

Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin có liên quan đến bệnh trật khớp vai. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

Xem thêm:

  • Trật khớp vai nhiều lần vì sao?
  • Làm thế nào có thể nhận biết nếu trẻ bị trật khớp vai?