Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn và cách điều trị

Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đau xương gần hậu môn và cách trị bệnh đau xương gần hậu môn.

Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn và cách điều trị Nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn và cách điều trị

Đau xương gần hậu môn chủ yếu là do đau xương cụt mà ra, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau trên. Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đau xương gần hậu môn và cách trị bệnh đau xương gần hậu môn.

Nguyên nhân gây ra đau xương gần hậu môn

Đau vùng xương này có thể là do tính chất công việc phải ngồi quá lâu hoặc đi xe đạp nhiều cũng khiến cho phần đốt sống bị đau nhức.

Ngồi làm việc lâu trong văn phòng chính là nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn
Ngồi làm việc lâu trong văn phòng chính là nguyên nhân gây đau xương gần hậu môn

Chấn thương như té ngã, va đập cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau xương gần hậu môn.

Bên cạnh đó các bệnh xương khớp như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp cũng có thể là một nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Đau do bệnh phụ khoa:

Các bệnh phụ khoa như viêm xương chậu, ung thư tử cung, u xơ tử cung ... đều có khả năng dẫn tới các trường hợp đau xương gần hậu môn. Dấu hiệu bệnh đau nhức xương này có thể là dấu hiệu sớm của các căn bệnh này, vì thế bạn nên cảnh giác.

Đau do tuổi tác

Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp càng diễn ra mạnh. Vì vậy mà người cao tuổi cũng có thể là đối tượng dễ gặp phải bệnh này nhất.

Đau do giới tính

Cấu tạo của cơ thể phụ nữ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vì phụ nữ có vị trí tử cung hơi lệch về phía trước hay sau đều sẽ dẫn tới dính tử cung vào các bộ phận của cơ thể gây ra ảnh hưởng tới xương cụt và làm đau nhức.

Cấu tạo của cơ thể phụ nữ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra căn bệnh này
Cấu tạo của cơ thể phụ nữ cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra căn bệnh này

Phụ nữ mang thai

Có thể nói đây là đối tượng dễ mắc đau xương gần hậu môn nhất, Do trọng lượng cơ thể của phụ nữ lúc này tăng lên và gây áp lực lên phần xương cụt. Trong quá trình đang mang thai, các cơ quan của phụ nữ có xu hướng hơi dịch lên trên. Sau khi sinh, vị trí của các cơ quan này trở lại như bình thường khiến cho phần xương cụt, xương hông và thắt lưng chưa thể thích nghi được ngay gây ra đau nhức.

Các yếu tố sinh lý

Dẫn đến đau xương gần hậu môn như là đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, khoang chậu sưng huyết hay tử cung xuất huyết...

Cách phòng và điều trị đau xương gần hậu môn

Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, thả lỏng người để cho cơ thể được thư giãn. Xoa bóp hoặc chườm nóng vào vùng xương bị đau để giảm đau.

Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, thả lỏng người để cho cơ thể được thư giãn.
Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, thả lỏng người để cho cơ thể được thư giãn.

Không nên vận động mạnh để tránh gây thêm tổn thương vùng xương gần hậu môn. Đồng thời nên tập luyện tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như là đi bộ, yoga để cho cơ thể được dẻo dai và tránh gây thêm các tổn thương.

Người bệnh nên tập luyện tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như là đi bộ, yoga để cho cơ thể được dẻo dai và tránh gây thêm các tổn thương.
Người bệnh nên tập luyện tập các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng

Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung thêm các khoáng chất canxi, magie,... cho toàn bộ cơ thể. Canxi thường có nhiều trong các thực phẩm như là tôm, cua, cá, sữa...

Khi bị đau xương gần hậu môn nặng người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Khi bị đau xương gần hậu môn nặng người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám để điều trị kịp thời
Khi bị đau xương gần hậu môn nặng người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám để điều trị kịp thời

Triệu chứng đau xương gần hậu môn không phải là một triệu chứng bệnh nguy hiểm bởi có rất nhiều nguyên nhân bên ngoài có thể tác động vào vùng xương này gây ra đau nhức, tuy nhiên người bệnh cũng nên chú ý theo dõi, nếu đã thử hết các cách nêu trên mà không khỏi thì nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.