Nguyên nhân gây đau khớp hàm khi nhai và cách điều trị
Đau khớp hàm khi nhai là bệnh khá phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây phiền hà trong việc ăn uống và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy hãy để HoiBenh giải đáp vấn đề này để mọi người được biết.
Nguyên nhân gây đau khớp hàm khi nhai và cách điều trị
Đau khớp hàm khi nhai là bệnh khá phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây phiền hà trong việc ăn uống và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe (khiến người gầy rõ rệt, sức yếu hẳn..). Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng bệnh đau khớp hàm khi nhai. Vậy hãy để HoiBenh giải đáp vấn đề này để mọi người được biết.
Nguyên nhân đau khớp hàm khi nhai
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp hàm khi nhai như: nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp thái dương hàm. Nguyên nhân do chấn thương va đập như: tai nạn xe, bị đánh, bị ngã hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm. Ngoài ra hiện tượng nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm cũng tạo cảm giác đau đớn.
Biểu hiện của đau khớp hàm khi nhai
Những biểu hiện dễ dàng nhận thấy nếu một người bị đau khớp hàm khi nhai là:
Mỏi cơ nhai: Bất cứ ai bị cũng dễ dàng nhận thấy cảm giác ban đầu là mỏi, không thoải mái ở các cơ vận động hàm.
- Đau: lúc đầu chỉ đau khi nhai, sau đó ngay cả khi không nhai cũng đau. Đau ban đầu ở các cơ nhai và khớp thái dương hàm, sau lan rộng dần có thể đau toàn vùng đầu.
- Khó há miệng hoặc không thể há to.
- Khi há miệng có thể nghe thấy tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm
- Đau khớp hàm khi nhai có thể ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan lân cận như: gây ù tai, chóng mặt, răng lung lay, mặt bị sưng...
Các biểu hiện trên thường tiến triển chậm, thành từng đợt, rồi tự hết làm người bệnh nhiều lúc không chú ý.
Cách điều trị đau khớp hàm khi nhai
Đau khớp hàm khi nhai là một bệnh khá phổ biến, để điều trị cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Việc đầu tiên là phải giảm đau khớp bằng các thuốc giảm đau (paracetamol, mobic, diclofenac) và kháng viêm (corticoid).
Áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại.
Nên ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn.
Bạn có thể uống thêm thuốc JEX. Vì trong loại thuốc này có chứa UC-II là Collagen Type 2, có tác dụng giảm đau, thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.
Một số địa chỉ khám và điều trị các bệnh về răng uy tín tại Hà Nội
Nha khoa Nguyễn Du
Là một trong những phòng nha uy tín, áp dụng các phương pháp điều trị mới nhất giúp khách hàng khắc phục những bệnh về răng với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ nhiều kinh nghiệm.
Địa chỉ: 2–4 Nguyễn Du, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nha khoa Hà Nội
Phòng khám có các dịch vụ chuyên sâu về răng như cấy ghép, chỉnh hình, điều trị bệnh về răng... do các bác sỹ Đại học Y Hà Nội, bác sỹ cố vấn tại Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung Ương Hà Nội trực tiếp phụ trách khám và tư vấn răng miễn phí.
Địa chỉ: 167 Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Đau khớp hàm khi nhai tuy không nguy hiểm đến tình mạng nhưng nếu để lâu bạn sẽ phải gánh chịu nổi đau kéo dài sẽ vô cùng hại người, thậm chí bạn có thể phải chung sống với căn bệnh đáng ghét này suốt đời. Vì vậy hãy biết cách bảo vệ răng luôn chắc khỏe.