Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và cách phòng tránh

Băng huyết sau sinh hiện nay vẫn còn là một trong những tai biến sản khoa đứng hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên thế giới và Việt Nam. Băng huyết sau sinh luôn là một tai biến đáng sợ đối với các sản phụ và bác sĩ sản khoa.

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và cách phòng tránh Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh và cách phòng tránh

Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cần chú ý những gì để phòng tránh rủi ro này - dưới đây là những điều cơ bản mà các mẹ sau khi sinh cần phải chú ý để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Đó là hiện tượng khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh lớn hơn 500 ml hoặc mất máu lớn hơn 1% trọng lượng cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của việc băng huyết sau sinh không chỉ phụ thuộc vào lượng máu mất, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của sản phụ trước khi bị băng huyết. Trên thế giới, người ta thường lấy chuẩn mất máu bằng hoặc hơn 500 ml máu trong vòng 24 giờ sau sinh để chẩn đoán băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa phần sản phụ thường bị thiếu máu trước đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng kém, nhiễm ký sinh trùng, không bù đủ sắt sau hành kinh hoặc lúc mang thai... nên chỉ cần mất thêm một lượng máu dù chỉ 200-300 ml, cũng có thể đưa đến rối loạn huyết động.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-bang-huyet-sau-sinh-va-cach-phong-tranh-body-1

2. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Khi sinh nở xong, bình thường các cơ của tử cung phải co lại để cầm máu. Nhưng, vì một lý do nào đó, các chất lượng cơ tử cung bị kém và yếu đi, tử cung siết lại không tốt dẫn đến bị đờ gây ra băng huyết sau sinh.

Các yếu tố dẫn đến tử cung đờ thường gặp:

  • Tử cung quá căng: đa thai, đa ối, thai to.

  • Cơ tử cung bị kiệt sức: chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, tăng co lâu bằng oxytocin, đa sản.

  • Nhiễm trùng ối: vỡ ối sớm, lâu.

  • Suy nhược, suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, tăng huyết áp trong thai kỳ.

Băng huyết sau sinh thường xảy ra trên những sản phụ đa sản từ 3 con trở lên, có bệnh lý bị tiền sản giật (bị phù nề) hoặc ở những sản phụ đa sản, sinh con thứ ba trở lên.

Hơn thế nữa, hiện nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, người mẹ khi mang thai có nhiều điều kiện chăm sóc thai, đặc biệt là có một chế độ dinh dưỡng phong phú, đa dạng. Đứa trẻ sơ sinh thường nặng cân (từ 4-5kg). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết. Tử cung giãn quá cỡ, nhão cơ và không co lại như bình thường.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chính làm sản phụ bị băng huyết sau sinh là vì nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung bị tổn thương, nhau thai cài răng lược bám vào cơ tử cung. Những trường hợp này có thể bị cắt bỏ tử cung do xuất huyết không cầm được.

Sản phụ bị thiếu máu, hay các bệnh lý nội khoa như tiểu cầu thấp, những bệnh dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu cũng rất dễ bị chảy máu sau sinh.
vicare.vn-nguyen-nhan-gay-bang-huyet-sau-sinh-va-cach-phong-tranh-body-2

Cách phòng tránh băng huyết sau sinh

Để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau khi sinh là nên khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để được chẩn đoán và phát hiện sớm và tránh được những nguy cơ có thể xảy ra.

Nên chọn những bệnh viện lớn, có nhiều bác sĩ giỏi, có trang thiết bị đầy đủ để làm nơi đón bé chào đời. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu nào có những bất thường về thai nghén, đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh thì việc chọn các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ sinh nở và tránh được các sự cố ngoài ý muốn

trong suốt thời gian mang thai, nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, tránh tình trạng thiếu máu cũng như tránh để thai nhi quá nặng cân.

Sản phụ sau khi sinh xong phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không được để cho tức giận, lo buồn quá mức vì tất cả những điều này có thể gây nên hậu quả, ra băng huyết trở lại.

Trong suốt thời kỳ hậu sản (được tính từ sau khi cuộc vượt cạn hoàn tất cho đến 42 ngày sau khi sinh), người nhà cần chăm sóc sản phụ chu đáo, sản phụ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể mau phục hồi trở lại, nếu có bất thường nào phải báo ngay cho bác sĩ.

Trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ cũng cần giữ gìn vùng kín thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Mẹ cần tránh tuyệt đối không thực hiện việc chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng

Xem thêm:

  • Băng huyết sau sinh và những biện pháp “cứu” tính mạng người mẹ
  • Những trường hợp mẹ dễ bị băng huyết sau sinh