Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều trường hợp mắc viêm tai giữa do không điều trị kịp thời có thể dẫn đến điếc. Vì vậy khi bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì là điều mà rất nhiều người muốn biết.

Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì? Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có rất nhiều trường hợp mắc viêm tai giữa do không điều trị kịp thời có thể dẫn đến điếc. Vì vậy khi bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì là điều mà rất nhiều người muốn biết.

Có nên tự ý mua thuốc về điều trị bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa được nhiều người cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không đi thăm khám hay hỏi ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Hậu quả là rất nhiều người không những không chữa khỏi mà còn nguy hại hơn là để lại những di chứng nặng nề của thuốc như điếc không thể hồi phục được vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần thuốc nhỏ tai.


vicare.vn-nguoi-bi-benh-viem-tai-giua-dung-khang-sinh-gi-body-1

Việc tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.

Bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?

Tùy theo mức độ bệnh cũng như bộ phận của tai mà bác sĩ đưa ra các thuốc sử dụng để điều trị khác nhau.

Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp này là: kháng sinh nhóm b lactam kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau...thì có thể chấm dứt bệnh.

Viêm tai giữa cấp tính và mạn tính tái phát thì sao?

Kháng sinh dùng cho giai đoạn này là Amoxicillin - liều dùng là 90mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, kéo dài trong khoảng 7-10 ngày.

Xét nghiệm vi sinh dịch viêm cho thấy khoảng 66% do nguyên nhân vi trùng và siêu vi trùng phối hợp gây nên, chỉ có 27% viêm tai giữa cấp là thuần túy do vi trùng. Vì vậy với tác dụng của vacin Pneumococcal và Influenxa đã góp phần không chế sự phát triển của vi sinh trong bệnh viêm tai giữa cấp tính. Các vi khuẩn gây nên bệnh viêm tai giữa ở giai đoạn cấp tính rất nhạy cảm với các thuốc Amoxicillin.

- Amoxicillin – Clavulanate biệt dược là Augmentin: Uống hoặc tiêm.

Cho người lớn uống 625mg/2-3 lần trong 1 ngày. Với trẻ dưới 12 tuổi uống từ 23-50mg/kg/ngày. Không nên dùng quá 2 tuần. Liều tiêm là 80mg/kg/ngày, với lọ 1,2g. Người lớn dùng một lọ trên 8 giờ tức là 3 lọ/ngày.

vicare.vn-nguoi-bi-benh-viem-tai-giua-dung-khang-sinh-gi-body-2

- Cephalosporine: Trường hợp bệnh nhân dị ứng cới Penicillin, DÙNG Cephalosporine thế hệ 2 hoặc 3 như Ceftriaxone để giúp gram dương, tiêm bắp và tĩnh mạch, liều dùng 50mg/kg/ngày, chỉ nên dùng từ 7 đến 10 ngày không nên dùng hơn có thể để lại tác dụng phụ.

- Clindamycin viên uống: Với người lớn 150-300mg/lần, 6 giờ uống 1 lần tức ngày uống 4 lần. Trẻ em 3-6mg/kg/lần cũng 6h một lần.

HoiBenh khuyên người bệnh không nên dùng thuốc kháng sinh cao liều kéo dài, thay vào đó nên điều trị các loại bỏ nguồn bệnh gây ra viêm tai giữa như:

  • Điều trị ổ viêm mũi xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em.

  • Nên nạo V.A vì nếu khối tổ chức này viêm nặng có thể gây tắc sự lưu thông của vòi tai là nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa.

  • Với những trường hợp viêm tai giữa đã được chích rạch màng nhĩ dẫn đến lưu mủ, đặt ống lưu khí trong tai có thể dùng các thuốc nhỏ tai như: Ofloxacin và Ciprofloxacin nhỏ trực tiếp vào tai, Trong trường hợp này tránh đưa thuốc kháng sinh bột rắc vào tai vì thuốc có thể làm tắc dẫn lưu dịch từ tai giữa, tránh dùng thuốc kháng sinh quá mạnh dễ gây tác hại ngộ độc tai.

>>> Xem thêm: Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì

vicare.vn-nguoi-bi-benh-viem-tai-giua-dung-khang-sinh-gi-body-3

Việc phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất

- Giữ vệ sinh tai, môi trường sống sạch sẽ, cẩn trọng khi lấy ráy tai, sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai hợp vệ sinh, và chỉ nên dùng một lần.

- Không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu bị đau , chú ý nên giữ tai khô thoáng, vệ sinh tai kỹ sau khi đi bơi.

- Với trẻ em, khi trẻ bú xong mẹ nên đặt cao tránh tình trạng sữa chảy vào tai.

Khi đoán mình có khả năng bị bệnh viêm tai giữa nên đi khám sớm, để điều trị bệnh không cho bệnh tái phát hay để lại các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì? Dù vẫn có thể uống kháng sinh để điều trị bệnh viêm tai giữa, nhưng nên nhớ rằng thuốc kháng sinh chỉ có thể sử dụng trong giai đoạn ngắn và có chữa được bệnh khi mới mắc bệnh. Còn trường hợp mạn tính, hầu như, thuốc không mấy tác dụng, thậm chí nếu sử dụng thuốc kháng sinh cao liều trong thời gian dài còn để lại nhiều biến chứng. Do vậy hãy cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh để chữa viêm tai giữa.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn