Ngộ độc thực phẩm là gì?

Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta đang ở mức báo động, nếu như mỗi người không tự chủ động bảo vệ chính sức khỏe của mình thì rất dễ dàng dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vậy ngộ độc thực phẩm là gì và nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thưc phẩm là gì?

Tình trạng ngộ độ thực phẩm xảy ra sau khi ăn, hấp thụ những loại thức ăn hoặc đồ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Trong cuộc sống hàng ngày, ngộ độc thực phẩm còn được gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực. Khi gặp phải ngộ độc, nó thường biểu hiện ngay sau bữa ăn với những triệu chứng cụ thể và dễ nhận biết.

vicare.vn-ngo-doc-thuc-pham-la-gi

Ngộ độc thưc phẩm

Dấu hiệu chứng tỏ bị ngộ độc thực phẩm

Nếu như bạn đã hiểu rõ tình trạng ngộ độc thưc phẩm là gì, thì có thể dễ dàng nhận biết được thông qua các triệu chứng như: có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C. Các triệu chứng này có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn các thực phẩm bị ô nhiễm.

Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước; mệt mỏi; mạch nhanh, thở nhanh, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

vicare.vn-ngo-doc-thuc-pham-la-gi

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thường hay bị nôn

Vậy xử trí ngộ độc thực phẩm thế nào?

Có nhiều người vẫn chưa biết ngộ độc thưc phẩm là gì, chính vì thế họ rất hoang mang và không biết cách xử trí. Tuy nhiên trong bữa ăn, mà gặp phải những biểu hiện trên thì cần lập tức dừng ăn. Sau đó gây nôn để loại bỏ các thức ăn ra bên ngoài.

Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không, có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều càng tốt. Sau khi nôn, cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái. Nhưng cần quan sát, nếu như có bất cứ biểu hiện nào khác lạ cần di chuyển ngay đến cơ sở y tế.

Khi bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói nhiều thì có thể cho uống dung dịch oresol (pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì) hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để tránh mất nước cho cơ thể.

Còn đối với trường hợp có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân suy hô hấp, thở nhanh hoặc thở yếu, ngừng tim phổi thì cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở càng sớm càng tốt. Khi vận chuyển bệnh nhân hôn mê cần để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

>>> Xem thêm: Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết
vicare.vn-ngo-doc-thuc-pham-la-gi

Sau khi nôn, cho người bệnh nằm nghỉ thoải mái

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nếu như bạn không biết, và không thể định nghĩa được ngộ độc thưc phẩm là gì thì cách tốt nhất là nên phòng tránh để không gặp phải tình trạng này:

- Khi chế biến thức ăn ên chọn thực phẩm tươi, sạch

- Thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay

- Bảo quản kỹ thực ăn đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại

- Không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu

- Rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến

- Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

>>> Xem thêm: Phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh