Nắng buổi sáng có làm đen da không?

Nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Bắc Carolina chỉ ra, thời gian tiếp xúc với tia UV vào buổi sáng sớm có thể là nguyên nhân khởi phát ung thư da ở chuột. Vậy với con người, nắng buổi sáng có làm đen da không? Mời các bạn cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nắng buổi sáng có làm đen da không? Nắng buổi sáng có làm đen da không?

Nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Bắc Carolina chỉ ra, thời gian tiếp xúc với tia UV vào buổi sáng sớm có thể là nguyên nhân khởi phát ung thư da ở chuột. Vậy với con người, nắng buổi sáng có làm đen da không? Mời các bạn cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Ánh nắng vào buổi sáng có nguy hiểm với con người?

Chuột và con người đều trải qua một ngày với 24 tiếng, nhưng đồng hồ sinh học của động vật sống về đêm này hoàn toàn ngược lại với chúng ta. Chính sự khác biệt trong đồng hồ sinh học khiến cho con người được bảo vệ trước tia cực tím tốt hơn vào buổi sáng so với chuột.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc hạn chế tắm nắng hoặc tham gia các liệu trình tắm nắng sẽ làm giảm nguy cơ ung thư da ở người. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn về tác hại của ánh nắng đối với sức khỏe con người trước khi đưa ra những khuyến nghị bắt buộc.

Giáo sư sinh hóa học Sarah Graham Kenan (Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Học viện Khoa học Thổ Nhĩ Kỳ) đã chỉ ra trong nghiên cứu của ông một protein có tên gọi là XPA – có trách nhiệm sửa chữa các tổn thương DNA do bức xạ UV gây nên. XPA có nồng độ cao thấp khác nhau ở các thời điểm trong ngày. Trong một nghiên cứu công bố trực tuyến ở kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, giáo sư Sarah và các cộng sự của ông đã xem xét bản chất chu kỳ sửa chữa phân tử DNA có ảnh hưởng đến sự khởi phát của Bệnh ung thư da.

Nghiên cứu cho một nhóm chuột tiếp xúc với tia cực tím vào 4 giờ sáng, nhóm còn lại vào 4 giờ chiều và đợi cho bệnh ung thư da phát triển. Chuột bị chiếu xạ khi có XPA ở nồng độ thấp nhất có khối u phát triển nhanh hơn gấp 5 lần so với nhóm chuột tiếp xúc với bức xạ UV lúc protein XPA ở mức tối đa.

Các nhà nghiên cứu dự đoán con người có tỷ lệ sửa chữa DNA cao hơn vào buổi sáng và sẽ ít có nguy cơ mắc ung thư da vào thời điểm này (trái ngược với chuột). Những nhà nghiên cứu cũng đo tỷ lệ sửa chữa DNA thực tế trong da của nhóm tình nguyện viên và xác nhận rằng, ánh nắng vào buổi sáng an toàn cho con người.

vicare.vn-nang-buoi-sang-co-lam-den-da-khong-body-1

2. Nắng buổi sáng có làm đen da không?

Như vậy, ánh nắng vào buổi sáng sớm ít có khả năng gây ung thư da đối với con người. Tuy nhiên, nắng sớm có làm đen da lại là chuyện khác.

Thực tế, ánh nắng mặt trời ở thời điểm nào cũng chứa tia UVA và UVB. Chính vì vậy, nếu chịu tác động của hai loại tia cực tím này, da của bạn vẫn bị sạm đen bình thường. Khác một điều, ánh nắng sáng sớm có cường độ tia UVB vẫn còn khá yếu nên nguy cơ bị cháy nắng sẽ ít đi. Thay vào đó, tình trạng lão hóa da, sạm da vẫn tiếp tục phát triển nếu bạn không có biện pháp bảo vệ da hiệu quả.

Tia UV tác động vào da, kích thích tế bào sắc tố sản xuất ra melanin dưới sự “trợ giúp” của men Tyrosinase. Càng nhiều melanin được tổng hợp, da của bạn càng sậm màu và đen hơn.

3. Làm thế nào để tắm nắng buổi sáng đúng cách?

Tắm nắng được xem là cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ em phòng ngừa bệnh còi xương. Hầu hết sản phụ sau sinh đều được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn cho trẻ tắm nắng càng sớm càng tốt và chỉ nên phơi nắng trước 8h sáng.

Mới đây các nhà khoa học trên thế giới đã công bố tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Khuyến cáo này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời bao gồm các loại tia nhìn thấy được (cầu vồng bảy màu) và tia không nhìn thấy được còn gọi tia cực tím (tia UV).

Dựa vào độ dài bước sóng và tính chất sinh học khác nhau, tia UV được chia làm 3 loại UVA, UVB và UVC. Trong đó UVC có bước sóng ngắn nhất (200-290 nm) và là loại tia độc hại nhất cho sức khỏe con người. May mắn 100% tia UVC bị hấp thu bởi tầng ô zôn trước khi đến được mặt đất.

Tia UVA có bước sóng dài nhất (320-400 nm) và chiếm 95 % tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất. UVA có khả năng xuyên thấu tầng ô zôn, mây, nước, các lớp kính, quần áo mỏng và ngay cả kem chống nắng không có phổ rộng.

vicare.vn-nang-buoi-sang-co-lam-den-da-khong-body-2

Điều này đồng nghĩa cứ có ánh nắng mặt trời là có tia UVA, từ sáng sớm tới chiều tà, ngay cả những lúc mây mù âm u hoặc trời mưa. Tia UVA xuyên qua được lớp da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVA hoàn toàn không có chức năng tổng hợp vitamin D.

Tia UVB là loại tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3. UVB có bước sóng ngắn hơn UVA (290-320 nm) và khoảng 95% tia UVB bị hấp thụ bởi tầng ô zôn. Việc tăng chiều dài đường đi khi UVB xuyên qua tầng ô zôn sẽ dẫn đến giảm số lượng photon UVB chạm được tới bề mặt Trái Đất.

Điều này giải thích vì sao tia UVB mạnh nhất vào lúc giữa ngày khi tia chiếu thẳng góc với mặt đất. Trong khoảng thời gian này, tia UVB chiếm 3-5% tổng lượng bức xạ được chiếu xuống Trái Đất. Trước 9h sáng và sau 4h chiều, tia UVB bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ô zôn, chỉ có chủ yếu tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu phơi nắng.

Dù có lợi ích giúp tổng hợp vitamin D là nội tiết tố quan trọng cho cơ thể, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với cường độ mạnh, tia UVB cũng có thể gây cháy da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Khác với UVA, tia UVB không xuyên qua nước, mây, quần áo, kính và kem chống nắng.

Làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống bức xạ của tia UV.

Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Đối với trẻ lớn và người lớn, thời gian ánh nắng mặt trời nhiều tia UVB giúp cơ thể sản sinh vitamin D nhiều nhất là giữa trưa. Tuy nhiên phơi nắng vào thời điểm này dễ gây tổn thương da.

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao của cơ thể là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam là trong khoảng 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều.

Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng thời gian nêu trên 10-15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU/ngày cho trẻ từ 1-18 tuổi và 800-1000 IU/ngày cho người lớn.

Ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng... cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Trong trường hợp không thể phơi nắng, thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, có thể sử dụng biện pháp bổ sung vitamin D bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt cho trẻ em và viên vitamin D cho người lớn.

Vài năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D không chỉ là vitamin mà thật sự là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe. Vitamin D ngoài vai trò điều hòa canxi và hormon cận giáp còn có tác động đến hệ thống cơ-thần kinh, insulin, ảnh hưởng đến một số bệnh mạn tính như loãng xương, đái tháo đường type 2, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn.

Thiếu vitamin D còn liên quan với các tai biến sản khoa như sinh non, sinh con nhẹ cân, tiền sản giật và ngay cả nguy cơ vô sinh.

Xem thêm:

  • Cách trị da bị sạm đen sau khi đi ra nắng
  • Da trẻ sơ sinh bị đen là do đâu?
  • Cách làm trắng da cho người đen bẩm sinh đen mấy cũng bật tông trắng sáng