Muốn khoẻ mạnh, hãy hạn chế thịt đỏ

Mặc dù thịt đỏ có nhiều lợi ích dinh dưỡng cao nhưng xét về tổng thể, loại thịt này tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Vì thế, nếu bạn thường xuyên ăn nhiều thịt đỏ, thì các tác hại dưới đây sẽ khiến bạn phải dè chừng chúng hơn.

Muốn khoẻ mạnh, hãy hạn chế thịt đỏ Muốn khoẻ mạnh, hãy hạn chế thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều các chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa (còn gọi là axit bão hòa) được tìm thấy ở trong mỡ động vật, bơ, sữa, phô mai và những loại dầu thực vật. Thịt đỏ thường chứa nhiều loại chất béo bão hòa và do vậy làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Làm tăng hàm lượng cholesterol

Hàm lượng cholesterol trong máu cao dễ khiến cho con người mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, đột quỵ, đau tim, bệnh động mạch ngoại biên và huyết áp cao.

vicare.vn-muon-khoe-manh-hay-han-che-thit-do-body-1

Gây nguy cơ ung thư đại tràng

Thịt đỏ đã qua chế biến được xếp vào nhóm gây ra ung thư số 1 của WHO, chúng chứa muối nitrat và nitrit, những chất gây nguy cơ ung thư cao

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein hơn các loại thực phẩm khác nên cần mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó dẫn đến việc các hợp chất gây ra ung thư sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây ra tổn thương thành ruột và dẫn đến ung thư đại tràng.

Theo WHO, ăn 5 miếng thịt xông khói mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng lên tới 18%.

Bạn có thể giảm bớt các nguy cơ ung thư này bằng cách chế biến thịt đỏ, như kèm theo nguyên liệu có tính chống oxy hóa như cà chua, cây hương thảo, tỏi...

Cùng với đó, bạn cũng nên nấu thịt đỏ trong nhiệt độ thấp cũng có thể giúp cho chúng bớt cháy khét, do đó bớt các chất gây ung thư.

Gây béo phì

Thịt đỏ chứa nhiều chất béo, calo và những chất béo bão hòa, nó dẫn đến tăng cân và béo bụng.

Gây bệnh tiểu đường

Các chất béo trong thịt đỏ khiến lượng kháng isullin trong cơ thể tăng cao và làm cho việc điều hòa lượng đường trong máu bị cản trở, dễ gây ra bệnh tiểu đường.

Mỗi phần thịt đỏ bạn ăn sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2 lên tới 9-18%. Vài chất gây ung thư sẽ hình thành khi nấu nướng thịt đỏ cũng tác động đến tế bào tuyến tụy sản xuất insullin.

Gây hại cho hệ tiêu hóa

Mất nhiều thời gian hơn để có thể tiêu hóa được lượng “thịt đỏ” bạn ăn hàng ngày, điều này dẫn đến sự sản sinh các độc tố gây hại và các amin tiêu diệt những vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Nó dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như táo bón và viêm ruột, nhiều bệnh khác.

Ảnh hưởng đến cân bằng hoóc-môn

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Dẫn tới bệnh Alzheimer

Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan đến bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy các phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các bệnh do virus gây ra. Việc ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến cho hệ thống này trở nên trì trệ đồng thời dần mất đi khả năng miễn dịch, từ đó các loại virus dễ dàng xâm nhập, gây hại cho cơ thể.

Gây viêm khớp

Thịt đỏ chứa purine, dẫn đến hàm lượng cao axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xem xét loại thịt màu đỏ là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Món thịt phổ biến này thực sự tạo ra nhiều mối quan ngại lớn đối với sức khỏe con người.

vicare.vn-muon-khoe-manh-hay-han-che-thit-do-body-2

Bệnh tim

Chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt đỏ có thể làm hại cho tim, dù các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, lượng muối trong thịt đỏ cần được xem xét là nguyên nhân gây ra huyết áp cao, lượng sắt có thể gây ra bệnh tim, trụy tim.

Đột quỵ

Nguyên nhân gây đột quỵ có nhiều yếu tố giống bệnh tim, có thể do lượng muối, nitrat trong thịt đỏ là nguy cơ chính. Một nghiên cứu phát hiện rằng ăn thịt đỏ mỗi ngày sẽ làm tăng 13-15% nguy cơ đột quỵ.

Giảm bớt tuổi thọ

Ngoài những căn bệnh trên, ăn nhiều thịt đỏ còn làm giảm tuổi thọ. Ăn mỗi phần thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên đến 13% .

Ăn thịt đỏ như thế nào?

Bạn có thể làm theo các cách sau để có chế độ ăn lành mạnh hơn với thịt đỏ.

  • Chọn phần thịt nạc, như phi lê.
  • Chia phần thịt thành nhiều bữa trong mỗi tuần. Không nên ăn quá 0,3kg thịt đỏ 1 tuần.
  • Với thịt chế biến, nên tìm sản phẩm không có chứa nitrat, nitrit.
  • Nấu thịt đỏ ở nhiệt độ thấp, và trong thời gian dài hơn thay vì nướng và chiên.
  • Ăn nhiều chất xơ để "làm sạch" các nitrit, nitrat trong ruột, không để cho các chất này tồn tại lâu để làm hại tới tế bào.

Xem thêm:

  • Danh sách các thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt đỏ: Ăn thoải mái không lo ung thư
  • Ăn thịt màu đỏ không tốt cho người mắc bệnh tim mạch?
  • Ăn thịt bò - thịt đỏ, mẹ bầu cần lưu ý gì khi sử dụng?