Một số bài thuốc đặc trị chữa hen suyễn hiệu quả
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào các thành phần của tế bào. Nếu như bé bị mắc bệnh ho dai dẳng, ho lâu ngày, khó thở, đau tức ngực thì rất dễ có nguy cơ tiến triển thành bệnh hen suyễn.
Một số bài thuốc đặc trị chữa hen suyễn hiệu quả
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính ở phế quản, quá trình viêm này có sự tham gia của nhiều tế bào các thành phần của tế bào. Nếu như bé bị mắc bệnh ho dai dẳng, ho lâu ngày, khó thở, đau tức ngực thì rất dễ có nguy cơ tiến triển thành bệnh hen suyễn.
Khi mắc bệnh hen suyễn, cơ thể sẽ vô cùng nhạy cảm với các đường dẫn khí khiến cho các cơn suyễn tái đi tái lại thông qua các triệu chứng ở bệnh nhân như khò khè, khó thở, ngực nặng, thường xảy ra vào ban đêm đối với người bệnh.
Hen suyễn là một trong những bệnh khá nguy hiểm bởi nó khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái sắp tái phát bệnh, cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau tức và ho nặng thường xuyên. Vậy nên, cần phải tìm những bài thuốc hiệu quả và điều trị bệnh hen suyễn càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh diễn ra quá lâu trở thành mạn tính và không có cách nào để điều trị.
Một số bài thuốc trị bệnh hen suyễn từ dân gian hiệu quả
Với sự tiến bộ của các phương pháp y học cổ truyền phương Đông, bệnh hen suyễn thường được mọi người tìm kiếm các bài thuốc từ dân gian thay vì các loại thuốc Tây. Bởi thuốc phương Tây nếu dùng lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới cơ thể và các chức năng khác của người bệnh. Trong đó, các bài thuốc phương Đông có trong nhiều loại thực phẩm sử dụng hàng ngày là một sự lựa chọn hợp lý đối với nhiều người bệnh.
Củ gừng
Một số nghiên cứu trong ngành thực vật ở Ấn Độ cho thấy gừng có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Ngoài ra, gừng còn có hoạt tính làm long đờm và chữa ho dai dẳng hiệu quả. Sử dụng gừng trong chế độ ăn hàng ngày có tác dụng giảm các triệu chứng của hen suyễn như khò khè và nặng ngực.>>> Xem thêm: Top các bài thuốc chữa hen suyễn bằng gừng
Canh rau hẹ
Sự kết hợp giữa rau hẹ, hoa đu đủ đực và lá dâu tằm tươi được cho là bài thuốc hiệu quả để điều trị các chứng bệnh hen suyễn. Để cho dễ ăn, bạn có thể nấu 3 loại thức ăn này như một món canh để ăn hàng ngày. Sử dụng liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó cách 1-2 ngày lại ăn một lần sẽ thấy có tác dụng rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại lá này để sắc nước uống, dùng thay cho nước trà cũng có tác dụng rất tốt.
Cháo củ mài (hoài sơn)
Để điều chế bài thuốc chữa hen suyễn từ củ mài, bạn chuẩn bị một củ mài luộc chín, sau đó giã nhỏ. Nấu sôi nước mía, nước ép lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Ngày ăn từ 2-3 lần. Ăn liên tục trong 5 ngày đầu, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần để đạt hiệu quả.
Mật ong
Mật ong có tác dụng làm loãng chất đờm trong phế quản, tạo điều kiện dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài cổ họng. Các chất đờm tích tụ nhiều trong phế quản ngăn cản oxy đi vào và ngăn chặn sự đào thải CO2 r ngoài, là nguyên nhân kích hoạt cơn suyễn cấp. Cách sử dụng mật ong để chữa hen suyễn đó là pha mật ong uống mỗi ngày hoặc pha cùng với nửa muỗng cà phê bột quế để cho dễ uống. Uống vào buổi sáng hoặc tối để có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi làm bài thuốc trị hen hiệu quả.>>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa hen suyễn bằng mật ong
Một số lưu ý đối với người mắc bệnh hen suyễn
Luôn chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, không để cho bệnh hen suyễn phát triển quá nặng trở thành mạn tính rất khó điều trị sau này. Nếu thấy có nhiều dấu hiệu của bệnh nặng như ho quá nhiều, ho liên tục, đau ngực và khó thở cần phải đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp
Tránh xa khói thuốc. Khói thuốc là kẻ thù của bệnh hen suyễn, khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng và tăng nguy cơ bị suyễn cấp tính đồng thời tổn thương vĩnh viễn đường dẫn khí. Đảm bảo bầu không khí trong gia đình phải tuyệt đối trong lòng, đặc biệt là những không gian kín như phòng ngủ hoặc xe hơi.
Người bị bệnh hen suyễn cần phải luôn mang theo thuốc để phòng ngừa những cơn suyễn bất chợt. Nên mang theo mình bình thuốc xịt để cắt cơn hen. Sử dụng thuốc xịt theo theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, nhờn thuốc khiến cho thuốc không còn tác dụng. Không tự ý ngưng thuốc khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm mà phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Mẹ bầu trong thời gian mang thai phải cực kỳ lưu ý trước bệnh hen suyễn. Hen suyễn không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng có nhiều nguy cơ biến chứng thành các bệnh tiền sản giật, sản giật... ở phụ nữ đang mang thai. Cần tuyệt đối tránh xa những khu vực ô nhiễm, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống để tránh việc bệnh nặng hơn.
Bệnh hen suyễn khá hay gặp ở trẻ. Cần chú ý có chế độ chăm sóc đặc biệt nếu bé nhà bạn bị hen suyễn. Khi bé lên cơn hen, không tắm cho bé. Tránh cho bé ra những nơi có gió lùa khiến bé lạnh đột ngột, cơn hen sẽ nặng hơn.