Mộng du là gì? Làm sao để điều trị chứng mộng du?
Mộng du còn gọi là somnambulism (miên hành), là chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó một người ra khỏi giường và đi xung quanh, hoặc thực hiện các hoạt động khác trong khi vẫn còn đang ngủ hoặc trong trạng thái ngủ say như chết.
Mộng du là gì? Làm sao để điều trị chứng mộng du?
Mộng du còn gọi là somnambulism (miên hành), là chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó một người ra khỏi giường và đi xung quanh, hoặc thực hiện các hoạt động khác trong khi vẫn còn đang ngủ hoặc trong trạng thái ngủ say như chết.
Giấc ngủ được chia thành hai trạng thái riêng biệt: cử động mắt nhanh (REM) - lúc đó giấc mơ xuất hiện, và cử động mắt không nhanh (NREM).
NREM được chia thành 3 giai đoạn liên quan đến hoạt động sóng não khác nhau và giấc ngủ không sâu. Mỗi đêm, bạn đều trải qua chu kỳ ngủ REM và NREM. Mộng du thường xảy ra trong giai đoạn NREM ngủ sâu nhất - gọi là N3, hoặc giấc ngủ sóng chậm. Nó cũng có thể xảy ra trong giai đoạn N2, hoặc “ngủ nhẹ”, theo một đánh giá năm 2013 trong tạp chí The Lancet Neurology.
Tại sao lại bị mộng du?
Không rõ nguyên nhân chính xác khiến con người bị mộng du.
Mộng du từ lâu đã được coi như là một chứng rối loạn kích thích, trong đó một số phần của não bộ không được kích hoạt hoàn toàn sau giai đoạn NREM - gây ra tình trạng người bị mắc kẹt giữa việc ngủ hoàn toàn và tỉnh táo hoàn toàn.
Một giả thuyết khác cho rằng mộng du có thể là kết quả của rối loạn chức năng trong việc điều chỉnh giấc ngủ sóng chậm.
Dù vậy, có rất nhiều yếu tố góp phần gây ra mộng du
- Các chất kích thích và thuốc giảm đau như lithium, Ambien (zolpidem tartrat), và Wellbutrin hay Zyban (bupropion)
- Thiếu ngủ
- Uống nhiều rượu
- Rối loạn đường hô hấp như bệnh ngưng thở khi ngủ
- Rối loạn tâm lý: căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc chấn thương thời thơ ấu
- Đau nửa đầu
- Rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ và hội chứng chân không yên.
- Một số điều kiện y tế như cường giáp, chấn thương đầu, bệnh trào ngược dạ dày (GERD), và đột quỵ
- Du lịch
Khoảng 80% người lớn bị mộng du thì có ít nhất một thành viên trong gia đình cũng bị mộng du, và chứng bệnh này phổ biến hơn ở trẻ em nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh, theo Báo cáo Lancet Neurology.
Tỷ lệ
Theo Viện Y tế quốc gia, mộng du phổ biến hơn ở trẻ em, có thể vì càng lớn tuổi con người trải nghiệm giấc ngủ N3 càng ít.
Theo tạp chí The Lancet Neurology, tần suất của mộng du tăng giảm trong suốt thời thơ ấu. Tỷ lệ mộng du:
- Khoảng 3% trẻ giữa 2,5 và 4 tuổi
- Khoảng 11% trẻ từ 7 đến 8 tuổi
- Khoảng 13,5% trẻ 10 tuổi
- Khoảng 12,7 trẻ 12 tuổi
Sau đó tỷ lệ nhanh chóng giảm trong thời niên thiếu. Chỉ có khoảng 2-4% đối với người lớn.
Triệu chứng
Mộng du thường xảy ra ngay sau khi một người bắt đầu đi vào giấc ngủ, thường là trong vòng 1-2 giờ. Mặc dù tình trạng này được gọi là "mộng du", khi người ta thường có hành vi khác lạ. Đôi khi những hành vi này rất đơn giản, như khoa chân múa tay hoặc chỉ tay vào tường, hoặc nói chuyện. Nhiều hành vi có thể phức tạp hơn.
Những hành vi này có thể bao gồm:
- Mặc quần áo
- Nấu ăn hoặc chuẩn bị một bữa ăn nhẹ
- Lái xe
- Chơi một nhạc cụ
- Quan hệ tình dục (được coi là hậu quả của mộng du, được gọi là sexsomnia - chứng miên dâm)
- Có những hoạt động bất thường, như đi tiểu trong tủ quần áo (thường xảy ra ở trẻ em)
- Có những hành vi nguy hiểm, như nhảy ra khỏi cửa sổ.
Những người bị mộng du cũng có các triệu chứng khác như:
- Ngồi trên giường và mở mắt, thường là với khuôn mặt thẫn thờ, đờ đẫn
- Lẫn lộn hoặc mất phương hướng sau khi thức dậy
- Không nhớ hành vi của mình trong lúc mộng du (mất một phần hoặc toàn bộ bộ nhớ)
- Khó đánh thức khỏi cơn mộng du
- Trở nên hung hăng sau khi bị đánh thức
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mộng du có thể gây quá buồn ngủ hay buồn ngủ vào ban ngày.
Chẩn đoán
Chẩn đoán mộng du từ một chuyên viên y tế thường là không cần thiết, bởi vì bạn có thể nhận biết được hành vi của mình (trừ khi bạn sống một mình và hoàn toàn không biết gì về thói quen ban đêm của bạn).
Nhưng bác sĩ có thể cho bạn một bài kiểm tra thể chất hay tâm lý để chế ngự các nguyên nhân gây ra hành vi mộng du của bạn.
Một số tình trạng, như rối loạn hành vi giấc ngủ REM, và động kinh thùy trán, có thể gây ra hành vi trong giấc ngủ phức tạp tương tự như mộng du.
Trong một số trường hợp, nghiên cứu giấc ngủ (polysomnogram) - nơi bạn dành một đêm trong phòng thí nghiệm giấc ngủ, các kỹ thuật viên sẽ lấy số đo sinh lý trong khi bạn ngủ - để có chẩn đoán chính xác.
Điều trị
Điều trị thường không cần thiết với tình trạng mộng du. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị điều trị nếu tình trạng của bạn có hành vi gây rối hoặc nguy hiểm.
Việc điều trị có thể bao gồm:
- Xem xét các nguyên nhân tiềm ẩn, như mất ngủ hoặc điều kiện y tế
- Sử dụng phương pháp đánh thức trước thời hạn, đánh thức ngay trước thời điểm bạn bắt đầu mộng du
- Thuốc an thần trong nhóm benzodiazepine, như Valium (diazepam), Klonopin (clonazepam), hoặc Tofranil (imipramin)
- Thôi miên.
(Nguồn: Everyday Health)