Mối liên hệ giữa liều lượng sắt, canxi và kẽm với các bệnh ung thư

Một số vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa trong thực phẩm được chứng minh là có mối liên hệ mật thiết với bệnh ung thư

Mối liên hệ giữa liều lượng sắt, canxi và kẽm với các bệnh ung thư Mối liên hệ giữa liều lượng sắt, canxi và kẽm với các bệnh ung thư

. Trong khi một số chất với liều lượng cao có thể phòng chống được ung thư thì một số chất khác lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, cụ thể thừa sắt có thể dẫn đến ung thư gan, một lượng canxi thích hợp có tác dụng chống lại ung thư đại tràng và bổ sung kẽm có thể chống ung thư đường tiêu hóa.

Thừa sắt gây ra ung thư gan

Một phát hiện của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, hàm lượng sắt và lipid trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư, cụ thể, quá nhiều sắt trong máu làm tăng 66% nguy cơ phát triển ung thư.

Sắt là một trong những chất quan trọng trong cơ thể, có mặt trong mọi tế bào và cần thiết cho việc duy trì miễn dịch, các cơ và điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, ốm đau, suy nhược vì vậy, trẻ em và phụ nữ là các đối tượng cần bổ sung sắt. Tuy nhiên, nếu dư thừa sắt sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Theo đó, trong khẩu phần ăn nếu có quá nhiều chất sắt sẽ có khả năng tạo khối u trong gan, phổi, mô, ruột kết tràng hoặc tự phát thành bệnh nhiễm sắc tố sắt nội mô với tăng nguy cơ ung thư tế bào gan, dạ dày, ruột kết tràng và có thể cả ung thư phổi, thực quản, bàng quang. Lượng sắt quá nhiều trong khẩu phần ăn cũng có thể là nguyên nhân phát triển xơ gan và ung thư gan.

Do vậy, cần duy trì lượng sắt thu nạp thích hợp trong ngày, và cân nhắc uống bổ sung chất sắt đúng liều lượng vì nó hoàn toàn có thể thu nạp qua đường ăn uống. Bởi sắt cũng như chì, thủy ngân, nhôm và mangan, là chất lũy tích và không thể bài tiết. Chính vì vậy, nếu sắt đã được hấp thụ hơn lượng cần thiết thì rất khó bài tiết ra khỏi cơ thể. Do vậy, lượng sắt còn lưu lại trong cơ thể là nguy cơ khó lường dẫn đến bệnh ung thư.

>>> Xem thêm: Phát hiện ung thư gan chỉ sau 10 phút

Canxi giúp chống ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến xếp thứ tư ở nam giới. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung canxi có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của các polyp đại tràng, từ đó có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Canxi là thành phần chính của xương và răng, là một khoáng chất thiết yếu cho cơ thể được tìm thấy trong sữa, sữa chua, phomat và các loại rau màu xanh đậm, trong một số loại ngũ cốc, các loại đậu và một số loại hạt. Canxi được tin rằng khi kết hợp với các axit béo trong ruột có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Theo một nghiên cứu ung thư ở Mỹ, những người có hàm lượng canxi cao ít có nguy cơ ung thư đại tràng hơn những người có hàm lượng canxi thấp. Ngoài ra, những người tiêu thụ khoảng hơn 700 mg canxi mỗi ngày sẽ giảm 35 – 45% nguy cơ ung thư đại tràng so với khẩu phần hàng ngày của những người có lượng canxi 500 mg hoặc ít hơn.

Lợi ích của canxi với việc phòng chống bệnh ung thư là không thể phủ nhận. Tuy nhiên dù có bằng chứng cho thấy canxi có thể giúp phòng ngừa ung thư đại tràng nhưng không nên lạm dụng việc sử dụng canxi để chống ung thư. Việc bổ sung một lượng canxi cần thiết với một chế độ ăn uống giàu canxi sẽ là một ý tưởng tốt để phòng ngừa và ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư đại tràng.

Bổ sung kẽm chống ung thư đường tiêu hóa

Kẽm là một vi khoáng chất, thường được biết đến với vai trò kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh nhiễm trùng ở người và động vật, đặc biệt là chống bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên, kẽm còn có vai trò đặc biệt to lớn khác trong việc phòng chống ung thư thực quản. Các thí nghiệm trên chuột đã chỉ ra cơ chế tác dụng của kẽm trong phòng chống ung thư là liên quan tới sự lập trình chết (Apoptosis) của tế bào biểu mô thực quản khi tiếp xúc với chất gây ung thư.

Nếu ăn đủ kẽm sẽ giúp quá trình lập trình có lợi xảy ra, tức là loại trừ những tế bào bất thường bị nhiễm độc; ngược lại nếu chế độ ăn không đủ kẽm, hoặc cơ thể bị thiếu kẽm thì các tế bào bị nhiễm chất độc sẽ được lập trình để tiếp tục tồn tại và phát triển thành khối u hoặc ung thư.

Nhìn chung biện pháp phòng chống ung thư tốt nhất là tránh tiếp xúc với các chất độc hại, nhưng việc phát hiện để tránh các chất này hàng ngày không phải lúc nào cũng làm được. Do vậy, biện pháp thực tế hơn là luôn chuẩn bị cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng, chất oxi hóa để cơ thể có thể phòng chống bệnh ung thư.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như thịt cóc sấy khô, nhộng tằm khô, sò, hến, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu tương, lòng đỏ trứng gà, thịt bò sấy khô, thịt ếch sấy khô, cá, ngô, khoai lang, rau răm, đậu xanh, cà rốt...

Chế độ ăn uống và bệnh ung thư có liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy bạn cần quan tâm đến việc ăn uống hàng ngày và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lí để bổ sung đầy đủ và phù hợp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.

>>> Xem thêm: Cách phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa