Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền?
Chạy thận là một khái niệm khá phổ biến trong cộng đồng vì tỷ lệ bệnh nhân hải sử dụng phương pháp này ngày một tăng lên. Không chỉ chất lượng mà vấn đề giá thành cho mỗi lần chạy thận cũng rất được quan tâm. Vậy mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền?
Chạy thận là một khái niệm khá phổ biến trong cộng đồng vì tỷ lệ bệnh nhân hải sử dụng phương pháp này ngày một tăng lên. Không chỉ chất lượng mà vấn đề giá thành cho mỗi lần chạy thận cũng rất được quan tâm. Vậy mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.
Chạy thận là gì?
Thận của người bình thường có khả năng lọc 120-150 lít máu mỗi ngày. Các bệnh nhân bị suy thận, thận sẽ bị giảm thiểu chức năng lọc máu dẫn đến tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy chạy thận là biện pháp giúp loại bỏ lượng nước thừa, chất thải và chất độc trong cơ thể ra ngoài, giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với các bệnh nhân suy thận đây là một biện pháp phù hợp và phải tiến hành thường xuyên trong một thời gian dài để đảm bảo sức khỏe ổn định.
Mỗi lần chạy thận tốn bao nhiêu tiền?
Chính vì tính chất thường xuyên và bắt buộc của chạy thận, không chỉ bệnh nhân mà gia đình cũng rất quan tâm đến vấn đề chi phí cần trả cho mỗi lần chạy thận.
Đối với những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế, bảo hiểm chi trả đến 90% quá trình lọc thận, khám chữa bệnh, thuốc,...bệnh nhân sẽ chỉ phải chi trả phần còn lại cho các dịch vụ y tế, cơ sở vật chất.
Thông thường, các bệnh viện sẽ thuê máy chạy thận nhân tạo của các công ty thiết bị y tế để sử dụng trong quá trình lọc thận cho bệnh nhân. Theo ước tính, trung bình mỗi lần lọc thận, bệnh nhân sẽ phải chi trả khoảng 500.000 VNĐ. Tuy nhiên số tiền này có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng bệnh viện, phụ thuộc vào nhiều chi phí bên lề khác (giá điện nước, dịch vụ, cơ sở vật chất,...). Mỗi bệnh nhân thường chạy thận 3 lần/ tuần, tức là 6 triệu đồng/tháng - số tiền không hề nhỏ so với đại đa số gia đình ở Việt Nam.
Do đó, gia đình cần phải trao đổi với bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Tuổi thọ bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Đây cũng là một trong những thắc mắc thường xuyên được đặt ra, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và cho ra kết quả rằng: thời gian sống của bệnh nhân chạy thận nhân tạo là không cố định, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Thể trạng của bệnh nhân
- Mức độ của bệnh
- Chế độ ăn uống và điều kiện chăm sóc
Bệnh nhân có thể sống thêm 5-10 năm nếu quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra đều đặn và thuận lợi, đã có trường hợp sống được 20 năm. Để có thể kéo dài thời gian sống, bệnh nhân cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và chế độ luyện tập đều đặn.
Xem thêm:
- Điều trị chạy thận nhân tạo cho các bệnh nhân suy thận
- Quy trình lọc nước nghiêm ngặt trong chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai
- Vụ 6 bệnh nhân tử vong khi chạy thận nhân tạo: Đoàn công tác của Bộ Y tế lên hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình