Mổ nội soi viêm xoang có đau không?
Khi bị viêm xoang mũi, phẫu thuật nội soi mũi xoang là biện pháp hiệu quả trong trường hợp có polyp mũi to, điều trị nội khoa không hiệu quả. Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng giúp phục hồi lại sự thông khí và dẫn lưu của phức hợp lỗ thông mũi xoang... Một thắc mắc mà nhiều bệnh nhân lăn tăn: “Mổ nội soi viêm xoang có đau không?”
Mổ nội soi viêm xoang có đau không?
Chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang trong các trường hợp
- Bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính
- Polype mũi to
- Điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả
- Tái phát 4 lần trở lên trong năm gây ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt
- Viêm mũi xoang cấp tính có biến chứng.
Hầu hết phẫu thuật này được thực hiện tại phòng mổ. Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ đặt một ống bằng nhựa (ống nội khí quản) vào miệng bệnh nhân cho đến tận khí quản để họ có thể thở được trong lúc phẫu thuật. Thông thường, FESS chỉ thực hiện bên trong mũi, không rạch da bên ngoài. Qua hình ảnh nội soi được chiếu lên màn hình, bác sĩ dùng những dụng cụ rất nhỏ dành riêng cho phẫu thuật nội soi, lấy bỏ những bệnh tích trong mũi xoang đồng thời làm rộng các lỗ thông xoang, phục hồi lại sự dẫn lưu trong các xoang. Chỉnh hình vách ngăn mũi, cắt cuống mũi hay đốt cuống mũi cũng có thể thực hiện cùng lúc với FESS.
- Thời gian thực hiện phẫu thuật: Thông thường, phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng mất khoảng một giờ hoặc ít hơn. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được đặt hai miếng xốp (Merocel) vào hai bên hốc mũi để cầm máu. Hai miếng này được lấy ra từ 24 - 48 giờ sau phẫu thuật.
Lưu ý trước khi nội soi mũi xoang
Nếu bệnh nhân có hút thuốc lá phải nhanh chóng bỏ thói quen này bởi vì những người hút thuốc lá có khả năng có biến chứng sau mổ. Vợ hoặc chồng nếu có hút cũng nên bỏ vì bệnh nhân sẽ hít phải khói thuốc thụ động trong thời gian hồi phục bệnh.
Nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật, nhưng có thể uống nước lọc 2 giờ trước phẫu thuật.
Cần thông báo cho bác sĩ biết những thuốc bạn đã và đang sử dụng bởi vì có một số thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Mổ nội soi viêm xoang có đau không?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy ở phòng hồi sức, được bác sĩ rút ống nội khí quản ra khỏi miệng. Trong mũi lúc này có hai miếng xốp cầm máu, do đó bệnh nhân chỉ có thể thở được bằng đường miệng. Có thể có một ít máu trong mũi hoặc miệng của bạn. Điều này là bình thường và sẽ hết sau đó.
Khi tỉnh hẳn hoàn toàn, bệnh nhân sẽ được chuyển ra phòng bệnh và nằm tại đây vài giờ để theo dõi. Lúc này sẽ có cảm giác mệt, đau ở họng, ngạt mũi và khát nước. Bạn nên khạc ra hết những chất tiết, máu trong miệng.
Bạn có thể uống được một ít nước, một ít thức ăn nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, không nên ăn uống quá nhiều vì dễ bị nôn.
Sau phẫu thuật nội soi mũi xoang, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày. Có thể có cảm giác như bị cảm cúm trong vòng một đến hai tuần đầu. Bởi vì niêm mạc mũi sẽ bị phù nề sau phẫu thuật giống trong bệnh cảnh nhiễm siêu vi.
Một số biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật
Khoảng 80% - 90% bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, đau vùng mặt. Khoảng 50% bệnh nhân còn than phiền về triệu chứng chảy mũi sau và polype có thể tái phát vài năm sau đó.
Ngoài ra có thể có một vài biến chứng nhẹ như chảy máu. Đa số các biến chứng là nhẹ và tạm thời, bệnh nhân có thể phục hồi được. Các biến chứng nặng nếu phát hiện sớm có thể xử trí và hồi phục tốt.
Chăm sóc sau phẫu thuật nội soi mũi xoang
Người bệnh nên uống thuốc theo đúng toa của bác sĩ; Tái khám đúng lịch hẹn; Rửa mũi: Bắt đầu sau phẫu thuật một tuần, mỗi ngày rửa 2-3 lần, trong 3-6 tuần bằng nước muối sinh lý (có bán tại tất cả các nhà thuốc)
Không hút thuốc lá, khói, bụi. Hạn chế các công việc nặng, kể cả thể dục thể hình; Xì mũi mạnh (nhẹ nhàng thì được), nên làm sau khi rửa mũi; Tiếp xúc gần với những người đang bị cảm cúm; Tránh rượu bia và hoạt động tình dục mạnh
Người bệnh phẫu thuật mổ viêm mũi xoang cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dùng nhiều biện pháp can thiệp khác sau khi mổ mà ảnh hưởng tới tiến triển tình trạng bệnh.
Mổ nội soi xoang ở đâu?
Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ ... có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, chữa bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.
Bệnh viện Đại học Y với đội ngũ điều dưỡng, kĩ thuật viên và nhân viên bệnh viện được đào tạo với trình độ và tay nghệ vững vàng, có trách nhiệm, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, có thái độ tiếp đón ân cần, thân thiện, nhẹ nhàng, phục vụ tốt các bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Bệnh viện có 5 phòng mổ theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mổ các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, chấn thương, chỉnh hình,sản phụ khoa, Tai Mũi Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, phẫu thuật thẩm mỹ...phẫu thuật viên là các Giáo sư, Tiến sĩ có kinh nghiệm của trường và các bệnh viện Trung Ương.
Đặc biệt bệnh viện có hệ thống mổ nội soi hiện đại có thể mổ cho bệnh nhân bị bệnh cần phẫu thuật thuộc tất cả các chuyên khoa. Khoa Ngoại với 50 giường hậu phẫu và điều trị ngoại đủ để phục vụ chăm sóc bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. Trung tâm Nội soi chẩn đoán và can thiệp của bệnh viện là một trung tâm lớn nhất nước về nội soi có thể thực hiện được những kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán sớm nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các thủ thuật nội soi can thiệp như gắp giun, lấy sỏi, cắt polyp, cầm máu ổ loét, cắt búi trĩ đã và đang được thực hiện thường quy tại bệnh viện.
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3574 7788
Giờ làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 12:00, 13:30 - 16:30
- Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
Tháng 10/1954, Bệnh khoa Tai Mũi Họng chuyển về Hà Nội tiếp quản khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai do Bác sỹ Võ Tấn cùng với các bác sỹ, nhân viên của khoa đấu tranh với thực dân Pháp để giữ lại cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị Y tế. Sau khi tiếp quản Bệnh viện Bạch Mai trong đó có khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Trần Hữu Tước được cử giữ chức giám đốc Bệnh viện, đồng thời trực tiếp lãnh đạo khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ Trần Hữu Tước là một trong 8 vị giáo sư đầu ngành được Nhà nước phong tặng học hàm giáo sư đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3868 6050
Giờ làm việc:
- Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 11:30, 13:30 - 16:30
- Thứ Bảy, Chủ Nhật: 07:30 - 11:30, 13:30 - 16:00
Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngòai chức năng khám và điều trị, bệnh viện còn là cơ sở đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ và điều dưỡng chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện phối hợp với trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch phụ trách phần thực hành cho nhiều thế hệ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh viện còn chủ động mời các giáo sư, bác sĩ nước ngòai tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Bệnh viện đã cùng với Hội Tai Mũi Họng Việt Nam tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, hổ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
Địa chỉ: 155B Trần Quốc Thảo, phường 9, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3931 7381
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 11:30, 13:00 - 16:30
Xem thêm:
- Chữa viêm xoang mũi bằng phương pháp kết hợp nội khoa và phẫu thuật
- Sau khi mổ xoang kiêng ăn gì thì tốt?