Mẹo giúp giảm đau họng nhanh chóng cho bà bầu
Khi mang bầu, đau họng sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu và nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng về sức khỏe. Các bác sĩ thường khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc kháng sinh để chữa đau họng. Thế nên, HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em những mẹo giúp giảm đau họng cho bà bầu hiệu quả như dưới đây.
Mẹo giúp giảm đau họng nhanh chóng cho bà bầu
Bà bầu đau họng do đâu?
Đau họng là một trong những bệnh mà phụ nữ mang thai thường hay gặp phải, nhất là đối với những người đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ (số này chiếm tới 70%). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm họng sẽ có những biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Bệnh gây ra do các nguyên nhân sau:
- Do thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa hoặc đang nắng bỗng mưa sẽ khiến cơ thể mẹ bầu phải nhanh chóng thích ứng. Lúc này, các mẹ bầu sẽ gặp nhiều rắc rối và cơ thể khó thích ứng kịp với sự thay đổi này nên dẫn đến dễ bị cảm cúm, ho, đau họng...
- Khi mệt mỏi, cơ thể bị ốm và nhiễm khuẩn: Tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chứng viêm họng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu. Bởi lúc này, chị em sức đề kháng đã giảm, niêm mạc của họng kém nên sẽ bị viêm nhiễm, mầm bệnh cứ thế mà phát triển.
- Do chị em không may bị “lây” virus cảm cúm hoặc viêm họng từ người khác.
- Khi chị em bắt đầu hình thành thói quen ăn mặn: Thói quen này sẽ khiến mẹ bầu giảm bớt sự bài tiết nước bọt, các vi khuẩn cũng vì thế mà sinh sôi trong miệng. Ăn mặn cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng nên dẫn đến đau họng.
Giảm đau họng cho bà bầu phải làm cách nào?
Để phòng ngừa và giảm đau họng, mẹ bầu cần thực hiện những cách như sau:
- Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh vật dụng cá nhân hàng ngày để vi khuẩn, virus không có nơi trú ẩn.
- Nhớ đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, chăm súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng miệng, bảo vệ cho cổ họng.
- Không nên ăn cay, nóng và mặn, ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm lành mạnh.
- Khi muốn ra ngoài nên đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe, chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
- Hạn chế tối đa việc đến tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng.
Khi mang thai, chị em cần phải hết sức chú ý khi uống kháng sinh hoặc những loại thuốc không được bác sĩ chỉ định. Do đó, để giảm đau họng cho bà bầu, chị em có thể áp dụng một số cách như sau:
- Nếu chị em bị viêm họng mà nguyên nhân là do vi khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh; nếu đau họng do virus gây ra, đi kèm với cảm cúm thì không cần uống kháng sinh mà có thể điều trị bằng thuốc hạ sốt, thuốc chữa cảm cúm. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Thường xuyên sát trùng cổ họng bằng nước muối ấm pha loãng, không nên quá lạm dụng những loại thuốc ngậm.
- Có thể sử dụng hỗn hợp chưng chanh hoặc quất với mật ong, lát chanh pha muối... để ngậm giúp giảm đau họng.
- Trong quá trình điều trị nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B, vitamin C... nhằm giúp mau chóng giúp cổ họng bớt đau, giảm viêm sưng đường hô hấp và giúp cho hệ miễn dịch hồi phục khả năng kháng bệnh.
- Chị em cũng nên tránh xa môi trường có khói thuốc lá để không hít phải những chất độc hại khiến cổ họng bị viêm nhiễm nặng hơn.
Một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau họng cho bà bầu
Bài thuốc từ chanh và muối: Chanh thái thành những lát nhỏ trộn với muối hạt để ngậm khi mới viêm họng. Ngậm ít nhất 5 lần mỗi ngày. Có thể dùng chang hòa với nước muối để uống, súc miệng mỗi ngày.
Bài thuốc từ cà rốt: Ép cà rốt lấy nước, cho 2 hoặc 3 thìa mật ong vào, pha loãng theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội, dùng để súc họng 3 – 5 lần mỗi ngày.
Ngoài ra còn một số bài thuốc khác như: dùng bột nghệ hòa cùng với nước ấm và muối để uống; dùng gừng, chanh và mật ong trộn với nhau để ngậm; dùng trà và mật ong để uống; dùng củ cải tươi để chữa vừa ho vừa viêm họng...
Như vậy, để giảm đau họng cho bà bầu có rất nhiều cách, nếu cách này không khỏi thì chị em có thể tham khảo cách khác. Tuy nhiên, nếu chị em muốn điều trị bằng thuốc phải nhanh chóng tới gặp bác sĩ, tuyện đối không tự tiện dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.