Mẹo chăm sóc đôi chân của bạn đúng cách

Chân là bộ máy làm việc cần cù trong cơ thể bạn, nhưng chúng ta lại quá thờ ơ khi không chăm sóc đôi chân của mình. Điều đó rất dễ khiến chân của chúng ta quá tải. Chúng cứ ở yên đó và gánh lên mình một đống thách thức, từ việc bị nhồi chặt vào chiếc giầy cao gót, kiễng lên độ cao bất thường hoặc ngột ngạt trong những đôi tất đẫm mồ hôi hay trong những bộ quần áo nịt nilon c...

Mẹo chăm sóc đôi chân của bạn đúng cách Mẹo chăm sóc đôi chân của bạn đúng cách

Chân là bộ máy làm việc cần cù trong cơ thể bạn, nhưng chúng ta lại quá thờ ơ khi không chăm sóc đôi chân của mình. Điều đó rất dễ khiến chân của chúng ta quá tải. Chúng cứ ở yên đó và gánh lên mình một đống thách thức, từ việc bị nhồi chặt vào chiếc giầy cao gót, kiễng lên độ cao bất thường hoặc ngột ngạt trong những đôi tất đẫm mồ hôi hay trong những bộ quần áo nịt nilon chật chột.

vicare.vn-meo-cham-soc-doi-chan-cua-ban-body-1

Khi phải chịu đựng những sự gò ép này, chân của bạn chịu áp lực hàng trăm tấn tác động lên sau cả ngày dài đi lại. Trọng lượng đó cũng lý giải vì sao chân của chúng ta lại là phần dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể.

Bạn không cần đến những liệu pháp đắt tiền ở spa để chăm sóc chân của mình. Chỉ cần dành ra vài phút mỗi ngày để chăm sóc chân và chọn đúng loại giày phù hợp có thể sẽ giúp bạn loại bỏ được những vấn đề dẫn đến cơn đau hoặc thậm chí là bất lực của bạn.

Những gợi ý sau có thể giúp cho chân của bạn cảm thấy khá hơn

- Chú ý rửa chân (và giữa các ngón chân) bằng khăn cẩn thận và thường xuyên. Vâng, tức là hãy cúi người xuống để rửa chúng; nếu bạn không giữ được thăng bằng tốt, hãy dùng loại bàn chải cọ cán dài hoặc ngồi lên ghế bên ngoài bồn tắm để rửa chân dưới vòi nước. Hãy chắn rằng bạn sẽ lau thật khô chân, kể cả các ngón chân. Việc rửa và lau khô này sẽ làm giảm các vấn đề như chân vận động viên, hôi chân, nấm và vi khuẩn.

vicare.vn-meo-cham-soc-doi-chan-cua-ban-body-2

- Nếu bạn thích ngâm chân, thì đừng dùng muối Epsom --- chúng quá khô và chẳng có chút lợi ích gì về y tế cả. Thay vào đó, hãy chỉ dùng nước ấm (chứ không phải nước nóng) và một ít xà phòng lỏng như dung dịch rửa chén có chứa chất làm mềm da.

- Giữ độ ẩm cho chân sau khi rửa. Trong những tháng mùa đông chân bị khô, có thể bạn sẽ phải giữ ẩm khoảng vài lần một ngày. Bạn không cần thứ gì ghê gớm cả: chỉ cần kem và dưỡng da cơ bản là ổn rồi.

- Thay đổi luân phiên những đôi giày bạn đi hàng ngày. Điều này có nghĩa là có thể bạn sẽ cần hai đôi giày theo phong cách bạn yêu thích, nhưng giày cũng cần thời gian để khô thoáng, tránh gây ra mùi hôi hay nhiễm trùng. Thay tất hơn 1 lần 1 ngày. Nếu bạn bị hôi chân, hãy rửa chân bằng hỗn hợp dấm và nước.

vicare.vn-meo-cham-soc-doi-chan-cua-ban-body-3

- Không bao giờ nên để chân bị đau. Những đôi giày chật sẽ khiến vết viêm tấy ở ngón chân cái trở nên tệ hơn, bóp méo hình dạng ngón chân và làm tăng cảm giác đau đớn ở chân.. Nếu bạn đi giầy cao gót, hãy chọn loại gót to, vững và không quá 5cm. Khoảng không ở ngón chân nên rộng rãi; đầu mũi giầy nhọn không nên ép chặt đầu ngón chân để tránh rộp giữa ngón chân. Để bảo vệ gót chân, hãy thay giày cao gót thường xuyên.

- Dép xỏ ngón và giầy đế bằng không hề có tác dụng hỗ trợ khung xương, đi chân trần cũng vậy. Phụ nữ đặc biệt thiên về việc dùng giày phẳng, nhưng nó có thể dẫn đến những vấn đề về chân khác. Để giữ chân khỏe và khỏe mạnh, hãy giảm thiểu số thời gian đi giày đến mức có thể mang lại cho bạn nhiều sự hỗ trợ về khung xương nhất.

vicare.vn-meo-cham-soc-doi-chan-cua-ban-body-4

- Người mang thai, lớn tuổi và tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chân bạn. Phụ nữ có thai cần những đôi giày rộng rãi, hỗ trợ khung xương và thấm hút tốt. Việc tăng cân trong thai kỳ có thể khiến bạn thay đổi cỡ giày, thế nên hãy đo chân cẩn thận. Phụ nữ lớn tuổi bị mất dần lớp mơ đệm trên bàn chân; hãy chọn loại giầy chống sóc, êm chân hơn. Bệnh nhân tiểu đường có khả năng bị gia tăng các vấn đề về chân và bắp chân dưới. Kiểm tra chân hàng ngày cho mọi vấn đề và gặp bác sĩ chẩn đoán ít nhất 1 năm 1 lần.

- Chú ý khi đi chăm sóc móng ở tiệm, việc giữ sạch chậu rửa và các dụng cụ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy gặp bác sĩ trước khi đi làm móng.

(Nguồn: www.healthywomen.org)