Mẹ có biết: Thai nhi biết cảm nhận mùi vị và nhiều hơn thế
Mang thai là hành trình đầy hạnh phúc và màu sắc. Mẹ lúc nào cũng sẽ hồi hộp không biết em bé ở trong bụng có ổn không, có phát triển bình thường hay không. Còn hơn cả những gì mẹ nghĩ, thai nhi biết cảm nhận mùi vị và có những điều còn tuyệt hơn thế. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về điều này.
Mẹ có biết: Thai nhi biết cảm nhận mùi vị và nhiều hơn thế
Mang thai là hành trình đầy hạnh phúc và màu sắc. Mẹ lúc nào cũng sẽ hồi hộp không biết em bé ở trong bụng có ổn không, có phát triển bình thường hay không. Còn hơn cả những gì mẹ nghĩ, thai nhi biết cảm nhận mùi vị và có những điều còn tuyệt hơn thế. HoiBenh sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về điều này.
Thai nhi biết cảm nhận được mùi vị từ tuần thứ 15
Bất cứ những gì mẹ ăn vào bên trong cơ thể, thai nhi cũng đều cảm nhận được hết dù không thể ăn trực tiếp nhưng lại thông qua nước ối. Những cảm nhận của bé đã hình thành khi bé được 15 tuần tuổi, vào những tháng cuối của thai kỳ thì em bé còn cảm nhận đươc tất cả những đồ ăn, thức uống. Từ vị cay, nóng, nồng của gừng, tỏi, ớt cho đến những thứ ngọt ngào, thơm như kẹo, hoa quả. Vì thế, nếu mẹ muốn đánh thức bé đang ngủ, mẹ hãy uống một ly nước cam hoặc một ly nước lạnh, bé sẽ dậy chơi với mẹ ngay.
Thai nhi cũng biết khóc nhè
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thông qua hình ảnh siêu âm 4D, em bé cũng biết khóc và biết mỉm cười khi còn ở trong bụng mẹ. Bé khóc không hẳn là bé đang cảm thấy buồn phiền gì mà đó chỉ giống như một hành động tập dượt cho những hoạt động sau này mà thôi.
Thai nhi còn biết đi tè ở trong bụng mẹ
Có vẻ như vô lý nhưng đây hoàn toàn là trường hợp có thật. Bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, em bé bắt đầu đi tè ngay chính trong nước ối của mình, sau đó lại nuốt chính nước này. Đây là chu trình tuần hoàn, liên tục của bé.
Có rất nhiều mẹ cho rằng, thai nhi có thể đi ị ở trong bụng của mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, phân của các bé bắt đầu tích lũy dần từ lúc bắt đầu bước qua tuần thứ 21 của thai kỳ. Đây là kết quả của quá trình bé nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và sự hoạt động, phát triển của hệ tiêu hóa. Lượng phân ban đầu này còn có tên gọi là “phân su”. Phân su được tích tụ dần trong ruột của bé từ lúc mới hình thành, chỉ sau khi chào đời thì lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn, phân có màu đen đậm hoặc xanh đen. Thế nên, dù có thể đi tè nhưng thai nhi không đi ị ở trong bụng của mẹ như nhiều chị em vẫn thắc mắc.
Những hoạt động khác của bé
Thai nhi biết cảm nhận mùi vị thôi chưa đủ, bé còn biết mở mắt ở tuần thứ 28 của thai kỳ, do đó bé sẽ cố gắng di chuyển cách xa ánh sáng dù ánh sáng đó không gây hại gì cho bé. Em bé thậm chí còn biết nấc ở tuần thứ 2 – 3 của thai kỳ và mẹ không thể cảm nhận được tiếng nấc của con lúc này. Ở khoảng giữa giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng tiếng nấc của bé do bé nấc thường xuyên hơn.
Ngoài ra, bé còn có thể thở nữa chứ không hẳn là bé không biết thở bởi đó là nhiệm vụ của mẹ như nhiều chị em vẫn hay nghĩ. Mặc dù bé không chính thức thở khi nằm trong bụng mẹ nhưng bé có tập thở (hay còn gọi là thở thực hành). Điều này diễn ra ở tuần thứ 9 của thai kỳ nhưng đến tận những tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ mới có thể cảm nhận được hết. Trong quá trình bé tập thở, nước ối sẽ đi vào hoặc đi ra khỏi phổi của bé, nhưng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé.
Như vậy, thai nhi biết cảm nhận mùi vị và hơn thế nữa là còn biết cảm nhận cả những thứ khác. Bé cũng có những hoạt động của riêng mình, trong không gian là bụng của mẹ. Thế nên, khi ăn uống, mẹ phải hết sức cẩn trọng để tránh không khiến làm ảnh hưởng gì đến bé yêu của mình.