Mẹ có biết sữa non tiết ra từ tháng thứ mấy khi mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ tiết ra một lượng nhỏ sữa non. Tùy vào cơ địa của từng mẹ mà có nhiều mẹ có sữa non sớm, trong khi những mẹ khác lại có sữa non muộn và màu sắc sữa non cũng không hoàn toàn giống nhau. Vậy thường thì sữa non khi mang thai sẽ có vào tháng thứ mấy?
Mẹ có biết sữa non tiết ra từ tháng thứ mấy khi mang thai
Sữa non khi mang thai thường có vào tháng thứ 7 của thai kỳ
Thông thường các mẹ bầu sẽ có sữa non khi mang thai ở tuần thứ 28 (tháng thứ 7). Vào thời điểm này quan sát mẹ sẽ thấy đầu ti có những đốm trắng li ti như mụn, ngực cương cứng và đau (gần giống như hiện tượng căng sữa), tạo cho mẹ bầu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Khi thấy những dấu hiệu này, chứng tỏ trong khoảng một vài tuần nữa mẽ bầu sẽ tiết ra sữa non.
Sữa non thường có màu vàng đặc, hơi dính và có vào những tháng cuối của chu trình thai kỳ. Sữa non sẽ tiết ra nhiều sau khoảng từ 3 – 5 ngày sau sinh, sau đó sữa chuyển dần sang màu trắng đục (gọi là sữa già), lượng sữa này sẽ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ.
Tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ bầu mà lượng sữa non sẽ tiết ra sớm hay muộn và màu sắc sữa cũng không mấy giống nhau. Trường hợp mẹ tiết sữa non khi mang thai ở giai đoạn quá sớm thì nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Sữa non có thể có sớm hơn
Như đã thông tin ở trên, vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu sắp tiết ra sữa non, nhưng phải sau đó ít nhất một tuần thì lượng sữa này mới xuất hiện. Trường hợp mẹ bầu có sữa non khi mang thai sớm hơn, thì nên đi khám vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số nguy hiểm như:
+ Sữa non ra sớm vào khoảng tháng 5, tháng 6 của thai kỳ rất có khả năng thai đã bị chết lưu. Nếu không phát hiện sớm và lấy thai thì sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng của người mẹ.
+ Trường hợp sữa non tiết ra sớm kèm theo triệu chứng như chảy máu, đau bụng thì phải đi khám ngay vì cơ thể mẹ đang có dấu hiệu bất thường và không an toàn. Theo các bác sĩ sản khoa, dấu hiệu trên có thể liên quan tới nồng độ prolactin trong máu quá cao, ảnh hưởng hưởng đến chức năng nhau thai và sự phát triển của thai nhi.
+ Sữa non khi mang thai tiết ra sớm có kèm theo máu: Một số trường hợp mẹ bầu có sữa non tiết ra kèm theo máu thì nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu về sức khỏe của mẹ có vấn đề.
Tuy nhiên đây chỉ là những biểu hiện mang tính chất cảnh báo, vì thế chị em không cần phải quá lo lắng mà hãy chú ý đển sức khỏe trong thai kỳ của mình bằng cách thăm khám thường xuyên.
Mẹ bầu cần chăm sóc bầu ngực kỹ lưỡng khi có sữa non
Nhiều mẹ bầu không quá quan tâm chăm sóc ngực trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ thì việc chăm sóc ngực khi mang thai là một vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu:
+ Nên vệ sinh sạch sẽ bầu ngực: Do tiết sữa non, hàng ngày nên mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh đầu ti một cách sạch sẽ. Có thể dùng khăn ấm và lau nhẹ bầu ngực, tránh dùng tay nặn sữa...
+ Chọn áo ngực đúng kích thước: Khi mang thai ngực mẹ bầu phát triển rất nhanh, do đó những triệu chứng như ngược căng tức, đau nhức sẽ làm cho mẹ rất khó chịu.
+ Không sử dụng áo ngực có gọng: Áo ngực có gọng sẽ giúp cho mẹ bầu đảm bảo về mặt thẩm mỹ của bầu ngực. Tuy nhiên, nó có thể ngăn cản hoạt động của các tuyến sữa.
+ Sử dụng dầu dừa để dưỡng ngực: Dầu dừa là một dưỡng chất tự nhiên, có tác dụng rất tốt giúp núm ti hạn chế sự thay đổi màu sắc và không bị rạn sau sinh.
>>> Xem thêm: Sữa non và những điều mẹ cần biết
>>> Xem thêm: Mẹ bầu ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không?