Mẹ bị mắc bệnh lao phổi có nên cho con bú sữa hay không?
Sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện và phòng chống nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, sữa mẹ chỉ an toàn cho bé khi người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh truyền nhiễm để lây truyền sang cho con. Vậy bệnh lao phổi có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?
Mẹ bị mắc bệnh lao phổi có nên cho con bú sữa hay không?
Sữa mẹ giúp bé phát triển toàn diện và phòng chống nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, sữa mẹ chỉ an toàn cho bé khi người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh truyền nhiễm để lây truyền sang cho con. Vậy bệnh lao phổi có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?
Nguy cơ mắc bệnh lao phổi qua đường sữa mẹ
Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà nhiều mẹ bầu có nguy cơ mắc phải trong thời gian đang mang thai và cho con bú đó là lao phổi. Những chị em vừa sinh con xong dễ có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn so với những người khác và nam giới. Lý do ở đây là trong thời gian này, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt là các nội tiết tố oestrogen, progesteron. Sự xuất hiện nội tiết tố rau thai làm cho các cơ quan phục vụ cho quá trình mang thai và nuôi con như hệ sinh dục, vùng chậu hông, da, cơ... tăng cường chuyển hóa các chất, ngấm nhiều nước kéo theo các tổ chức phổi - xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ phát triển.
Vậy có nên cho con bú sữa mẹ khi mẹ đang bị bệnh lao phổi hay không là vấn đề mà rất nhiều chị em băn khoăn. Họ lo lắng rằng vi khuẩn lao phổi có thể truyền từ mẹ sang con khi con bú sữa của người mẹ đang mắc bệnh lao phổi.Có nên cho con bú khi mẹ bị mắc bệnh lao phổi hay không?
Trong thời gian vừa sinh con xong, cơ thể người mẹ vẫn còn khá yếu, sức đề kháng hầu như rất thấp nên dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh lao phổi. Những người mẹ bị lao phổi, đặc biệt là trong thời kỳ bệnh phát triển, nên kiêng hẳn không cho con bú sữa của mình. Bởi vi khuẩn lao phổi có thể đi theo đường sữa mẹ và đi vào trong cơ thể của bé, khiến cho bé dễ bị nhiễm bệnh lao phổi từ mẹ. Ngoài ra, nếu cho con bú trong thời gian này, cơ thể của người mẹ sẽ càng bị suy kiệt hơn do sự thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể. Thay vì cho con bú sữa mẹ, các bà mẹ có thể cho con ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa... và đợi đến khi nào cơ thể mẹ khỏe mạnh hẳn và dứt bệnh lao thì mới nên cho con bú lại.
>>> Xem thêm: Bệnh lao phổi có lây không, phòng tránh như thế nào?
Nên chăm sóc con như thế nào khi mẹ bị lao phổi
Trực khuẩn lao càng nhiều thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con càng lớn. Đặc biệt, trong đờm trực khuẩn lao có thể tồn tại lâu hơn trong nước bọt và các chất khạc khác. Do đó, những người ở chung với bệnh nhân lao sẽ có khả năng lây nhiễm cao hơn những người ít tiếp xúc với bệnh nhân lao.Không chỉ tuyệt đối tránh không cho bé uống sữa mẹ khi mẹ đang bị lao phổi, người mẹ cũng nên cách ly bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho bé. Không nên chăm sóc trẻ, ôm, hôn hay có những cử chỉ tiếp xúc thân mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh truyền trực tiếp sang cho con.
Đặc biệt, bé thường ngày được mẹ bế bồng, chăm sóc sẽ có nguy cơ lây bệnh lao phổi từ mẹ vô cùng lớn. Do đó, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bé trong thời gian mẹ đang mắc bệnh lao phổi, đặc biệt không cho bé bú sữa mà chuyển sang các loại thức ăn khác như bú bình, bú sữa ngoài, ăn cháo bột... để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.