Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván bị sốt: Chồng phải xử lý sao?
Bà bầu bị sốt sau tiêm phòng là điều không mong muốn bởi nhìn có vẻ đơn giản nhưng những cơn sốt này có thể gây ra hậu quả không nhỏ với thai nhi. Vậy khi Mẹ bầu bị sốt sau tiêm phòng, các ông chồng cần làm gì để vợ hạ sốt?
Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván bị sốt: Chồng phải xử lý sao?
Bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván vốn là một chứng bệnh có thể làm co giật hoặc căng cứng những bắp thịt có trong cơ thể, trong một số trường hợp nặng có thể gây tử vong nhất là với phụ nữ có thai và ở trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh uốn ván thường là do chất độc neurotoxin – một lọai chất độc thường thấy sau khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn thông qua vết thương trên da.
Đối với mẹ bầu, bệnh uốn ván thường xảy ra khi vi trùng uốn ván xâm nhập trong lúc mẹ sinh nở qua đường sinh dục gây nên bệnh uốn ván tử cung. Ở trẻ nhỏ, khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua nơi cắt và buộc dây rốn cũng sẽ dẫn tới bệnh nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh.Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là hết sức cần thiết nhằm tạo ra những kháng thể có thể giúp cơ thể mẹ và bé được bảo vệ khỏi nguy cơ xâm nhập của vi trùng uốn ván. Vì thế, tiêm ngừa uốn ván là biện pháp không thể không thực hiện với mẹ bầu trong thời kì mang thai để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, sau khi tiêm nhiều mẹ bầu thường gặp phải những phản ứng phụ khi thực hiện tiêm những loại vacxin phòng bệnh, ban đầu đây có thể chỉ là những phản ứng bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân là do cơ thể phụ nữ mang thai thường khá yếu, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ gây nên tác dụng phụ khi vacxin vào cơ thể.
Khi cơ thể tiếp nhận vacxin, theo bác sĩ thì cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo nên những kháng thể giúp ứng phó khi cần. Những chính phản ứng ấy mà có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn, có thể ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và bé.
Mẹ bầu làm gì khi bị sốt sau tiêm phòng uốn ván?
Theo lẽ thường, bà bầu bị sốt sau tiêm phòng sẽ tự động khỏi sau từ 3 tới 4 ngày và thường sẽ không ảnh hưởng gì tới thai nhi. Tuy nhiên, trong , một số trường hợp khi những triệu chứng sốt khiến cơ thể mẹ khó chịu rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ.Khi bị sốt, mẹ và người thân nên áp dụng những phương pháp này để giúp cơ thể hạ sốt:
- Hãy nới lỏng quần áo hoặc thay bộ đồ thoải mái và dùng khăn ấm chườm vào những vị trí như: nách, bẹn, nếp gấp của tay và chân cho tới khi nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường.
- Trường hợp mẹ xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi thì mẹ nên xì mũi thật sạch, sau đó sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh đồng thời giảm bớt triệu chứng.
- Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và bì đắp năng lượng thiếu hụt của cơ thể thông qua những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng tới thuốc hạ sốt bởi thời gian mang thai là quãng thời gian nhạy cảm, nếu để mẹ dùng thuốc sẽ gây nhiều bất lợi với thai nhi. Trường hợp mẹ sốt cao và kéo dài thì nên có chế độ bù nước kịp thời, đặc biệt nên đưa mẹ tới trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả.
- Những phương pháp dân gian khá tốt với cơ thể mẹ song những phương pháp chưa qua kiểm chứng thì các mẹ không nên sử dụng bởi làm thế có thể gây nguy hại với cả mẹ và thai nhi.