Mẹ bầu phải làm sao khi uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy?
Trong thời gian mang thai, việc uống sữa bầu là cần thiết nhằm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phụ nữ mang thai sau khi uống sữa bầu có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy khiến có tâm lý lo lắng, hoang mang, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu phải làm sao khi uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy?
Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tương này như thế nào? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.
1. Nguyên nhân uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy
- Tâm lý lo lắng trong thời gian thai sản có thể khiến phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa được sữa bầu dẫ tới đau bụng và tiêu chảy. Việc ăn uống nhiều hơn nhu cầu thực tế cơ thể mang thai cần cũng có thể gây ra hiện tượng này
- Uống sữa bầu không đúng thời điểm, pha sữa bầu sai cách
- Bình pha sữa không vệ sinh, khiến sữa bị nhiễm khuẩn
- Uống sữa bầu không đúng liều lượng chỉ định
- Bản thân cơ thể phụ nữ mang thai thiếu men tiêu hóa lactose trong sữa bầu. Trả lời thắc mắc của bạn Phương Đại trên chuyên mục Hỏi Bác sĩ về hiện tượng này, “chất lactose khi vào đến ruột sẽ tạo thành đường glucose và galactose nhờ vào một chất có tên là lactase trong thành ruột non. Khi cơ thể thiếu men lactase, lactose sẽ không được tiêu hóa, sẽ đi xuống ruột già kéo theo nước gây tiêu chảy”
- Tâm lý sợ uống sữa. Nghe có vẻ rất lạ nhưng thực tế rất nhiều người có tâm lý này. Với phụ nữ mang thai sợ uống sữa, cơ thể sẽ có phản ứng lại bằng cách tiêu hóa sữa chậm hơn bình thường, axit do dạ dày tiết ra không đủ khiến cho quá trình tiêu hóa sữa bầu lâu hơn.
2. Cách khắc phục khi uống sữa bầu bị đau bụng, tiêu chảy
Khi hiện tượng này xảy ra, tâm lý của phụ nữ mang thai sẽ rất lo lắng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu gặp hiện tượng này, bạn có thể khắc phục như sau:
- Uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi để cơ thể quen và hấp thu được. Không nên uống ực 1 ngụm lớn hết cốc sữa luôn, cơ thể sẽ không kịp thích ứng và hấp thụ, gây đau bụng và tiêu chảy
- Nếu sữa bị vón cục, khi pha nên điều chỉnh lượng nước nhiều hơn 1 chút. Việc cho nhiều nước cũng sẽ giúp bạn uống sữa đỡ bị ngấy hơn – đặc biệt hữu ích với những trường hợp sợ uống sữa
- Nếu tình trạng đau bụng, đi ngoài sau nhiều lần uống sữa vẫn không giảm, có thể giảm lượng sữa đi. Sau khi cơ thể ổn định, không còn đau bụng, đi ngoài khi uống sữa bầu thì tăng dần lượng sữa tới mức chỉ định
- Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là men lactase
- Ăn sữa chua để bổ sung các men vi sinh cần thiết
Trên thực tế, bạn cũng không nên lạm dụng sữa bầu trong việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và cơ thể do các loại sữa bầu trên thị trường đa số sản xuất công nghiệp, có thể chứa các men, hóa chất ảnh hưởng không tốt tới thai nhi và sức khỏe bản thân. Thay vào đó, bạn nên có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp lý và nghỉ ngơi đúng cách. Nếu cần thiết phải uống sữa bầu, cũng nên áp dụng những cách làm trên để tránh hiện tượng đau bụng, đi ngoài.