Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?

Có rất nhiều mẹ bầu muốn đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và không có những nguy hại về các dị tật bẩm sinh, nên đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Xét nghiệm này mang lại hiệu quả chính xác khá cao và được nhiều mẹ tin tưởng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng biết thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm này

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy? Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?

là vào tuần thứ mấy của thai kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh, là một xét nghiệm có ý nghĩa tích cực đối với sản phụ. Đây là xét nghiệm nhằm phát hiện các nguy cơ mà thai nhi có thể gặp dị tật bẩm sinh khi sinh ra. Khi tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ lâm sàn sẽ lấy máu của người mẹ mang đi sàng lọc để tìm hiểu nguy cơ về một số triệu chứng bẩm sinh ở thai nhi.

Nếu kết quả xét nghiệm mang lại là dương tính với các dị tật bẩm sinh như down, rối loạn di truyền... thì người mẹ sẽ được bác sĩ đưa ra lời khuyên là có thể tiến hành chọc nước ối để kiểm tra lại một lần nữa về tính chính xác của xét nghiệm. Bởi trên thực tế không có bất kỳ một kết quả nào là tuyệt đối cả, có rất nhiều trường hợp sản phụ sau khi xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho kết quả dương tính, nhưng khi chọc nước ối thì lại không mang triệu chứng gì và đứa trẻ sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường.

vicare.vn-me-bau-nen-lam-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-vao-tuan-thu-may-body-1

Nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh khi nào?

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu làm xét nghiệm là khi mẹ mang thai từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, trong đó thời điểm vàng rơi vào khoảng trung tuần thứ 16 và 18 của chu kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một xét nghiệm hữu ích, nó giúp cho phụ nữ mang thai có thể giảm lo lắng về khả năng trẻ sinh ra bị các dị tật; đồng thời giúp cho thai phụ có cơ hội mang thai hoàn toàn yên tâm ở những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm trên khi kết quả mang lại là dương tính, thì mẹ có thể chọn lựa việc ngưng quá trình mang thai của mình lại để nuôi dưỡng sức khỏe cho lần sinh tiếp theo. Tránh những trường hợp thai chết lưu, thai phát triển không bình thường lại không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản của mẹ bầu.

vicare.vn-me-bau-nen-lam-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-vao-tuan-thu-may-body-2

Các trường hợp nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Khi bà bầu đã gặp phải những trường hợp sau trước khi mang thai thì nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Gia đình có người từng bị dị tật bẩm sinh ở đời gần nhất; mang thai ở tuổi 35 hoặc muộn hơn 35 tuổi; trước khi mang thai thường sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc uống có ảnh hưởng đến quá trình mang thai; từng bị bệnh tiểu đường... thì nên đi xét nghiệm để các bác sĩ có thể theo dõi được những nguy cơ mà thai nhi có thể phải đối mặt trong suốt thai kỳ.

Một điều lưu ý đối với mẹ bầu là nên chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, một kiến thức đủ rộng để có thể vững vàng trước khi thực hiện xét nghiệm này. Đặc biệt, nếu trường hợp xấu kết quả xét nghiệm là dương tính, thì điều không thể tránh khỏi tâm lý lo lắng, đặc biệt là với những người mong con. Do vậy, mẹ bầu cần phải thật thận trọng và thật tỉnh táo để có thể vững vàng trước mọi tình huống và có hướng xử lý phù hợp. Cũng có những trường hợp ngoại lệ, trẻ sinh ra phát triển bình thường dù trước đó kết quả xét nghiệm là dương tính với dị tật bẩm sinh.

vicare.vn-me-bau-nen-lam-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-vao-tuan-thu-may-body-3

Lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước sinh

Hiện nay có một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh được sử dụng khá phổ biến là Double test, Triple test, kỹ thuật sàng loc không xâm lấn NIPT. Mẹ bầu có thể thực hiện các phương pháp xét nghiệm sàng lọc này tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa trên khắp cả nước. Tuy nhiên để có kết quả chuẩn xác nhất, bạn vẫn nên tìm đến những bệnh viện lớn, vì tại đây sẽ có đầy đủ các máy móc cũng như đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Và chi phí cũng tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà mẹ lựa chọn, đối với xét nghiệm sàng lọc Double test, Triple test thì giao động khoảng vài trăm nghìn. Còn với xét nghiệm NIPT, thì có thể lên đến vài triệu đồng. Mức giá này có thể được điều chỉnh theo thời gian, tùy vào bệnh viện công hay bệnh viện tư.