Mẹ bầu có nên khám phụ khoa khi mang thai không?

Có nhiều ý kiến cho rằng: phụ nữ khi mang thai ít bị các bệnh phụ khoa, hơn nữa, những ảnh hưởng của thuốc thang hay các hoạt động chụp chiếu đều không tốt cho thai nhi. Những phụ nữ này chỉ nên nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe và dưỡng thai, kết hợp với siêu âm thai theo định kỳ, thế là đủ. Vậy mẹ bầu nên đi khám phụ khoa khi mang thai hay không?

Mẹ bầu có nên khám phụ khoa khi mang thai không? Mẹ bầu có nên khám phụ khoa khi mang thai không?

Bà bầu có cần đi khám phụ khoa khi mang thai không?

Câu trả lời là mẹ bầu nên đi khám phụ khoa khi mang thai. Kinh nghiệm của các bác sĩ cho thấy: phụ nữ khi mang thai do sự thay đổi của hormone trong cơ thể nên thường dễ bị nhiễm các bệnh phụ khoa. Rất nhiều bà bầu khi có các triệu chứng bất thường ở vùng kín, đi khám được chẩn đoán là bị viêm âm đạo hoặc bị viêm cổ tử cung...

Những bệnh phụ khoa này thường khiến cho thai phụ cảm thấy rất khó chịu nhưng nghiêm trọng hơn cả là khi không được điều trị kịp thời thì nó có thể khiến cho họ bị sảy thai, sinh non hoặc bị lưu thai. Vì vậy, phụ nữ khám phụ khoa khi mang thai là cần thiết và phụ nữ mang thai nếu bị các bệnh phụ khoa thì cần phải được điều trị kịp thời

vicare.vn-me-bau-co-nen-kham-phu-khoa-khi-mang-thai-khong-body-1

Hậu quả của việc không khám phụ khoa khi mang thai

Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa cho thấy, có đến 66% số phụ nữ đến khám và quản lý thai nghén ở đây bị viêm đường sinh dục dưới. Loại bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho đứa bé cả trong thời kỳ bào thai và khi ra đời.

Nghiên cứu trên cho thấy, lứa tuổi 18-29 có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới khi mang thai cao nhất (70%), tiếp đến là lứa tuổi 30-39 (61%). Tình trạng bệnh lý này xuất hiện nhiều hơn trong 2 quý sau của thai kỳ. Các bệnh phổ biến nhất là viêm âm đạo âm hộ, viêm cổ tử cung hoặc viêm kết hợp với biểu hiện ra nhiều khí hư, ngứa âm hộ, đau rát và đái buốt; trong đó nấm candidas và khuẩn gram là các tác nhân chủ yếu.

Kết quả trên cũng phù hợp với một khảo sát tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trước đây; theo đó có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung). Trong đó, rất nhiều người bị viêm nhiễm kết hợp: 24% thai phụ bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung.

Nhiễm trùng đường sinh dục khi có thai có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị viêm kết mạc, viêm phổi hoặc chậm phát triển tinh thần do lây vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở. Mặc dù các chứng viêm nhiễm đường sinh dục ở thai phụ gây hậu quả nặng nề như vậy nhưng trong quy trình quản lý thai nghén, việc khám phát hiện tình trạng này hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

vicare.vn-me-bau-co-nen-kham-phu-khoa-khi-mang-thai-khong-body-2

Khám phụ khoa khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ, việc khám phụ khoa cho các bà bầu cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh phụ khoa cần phải điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn dùng các loại thuốc được dùng cho thai phụ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì vậy, chị em phụ nữ không phải quá lo lắng về việc đi khám phụ khoa khi mang thai. Ngược lại, cần phải chủ động nhận biết dấu hiệu của các bệnh lý ở vùng kín như: đau, ngứa rát, chảy máu bất thường, khí hư ra nhiều và có mùi hôi... Khi đó, chị em cần nghĩ đến khả năng mình đã bị các bệnh phụ khoa, cần đi khám để điều trị ngay, không để bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Khám phụ khoa khi mang thai là việc làm cần thiết không chỉ để bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mà còn để đảm bảo sự phát triển bình thường cho con trẻ ngay khi còn ở trong bào thai. Vì ý nghĩa đó, việc khám phụ khoa ngày càng được phổ biến rộng rãi và được chú trọng hơn đối với các bà bầu.

Xem thêm:

  • Địa chỉ khám phụ khoa khi mang thai ở TP. HCM được nhiều mẹ rỉ tai
  • Có những biểu hiện phụ khoa này, bạn phải đi khám ngay