Máu kinh nguyệt bị kiến bu

Vào ngày đèn đỏ sau khi bỏ băng vệ sinh ra ngoài nhiều bạn gái quan sát thấy hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu. Liệu đây có phải là dấu hiệu bạn đang gặp phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó nên mới có hiện tượng như vậy? Chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi máu kinh nguyệt bị kiến bu là hiện tượng gì.

Máu kinh nguyệt bị kiến bu Máu kinh nguyệt bị kiến bu

Vào ngày đèn đỏ sau khi bỏ băng vệ sinh ra ngoài nhiều bạn gái quan sát thấy hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu. Liệu đây có phải là dấu hiệu bạn đang gặp phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó nên mới có hiện tượng như vậy? HoiBenh sẽ tổng hợp thông tin giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi máu kinh nguyệt bị kiến bu là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?

Máu kinh nguyệt bị kiến bu là hiện tượng gì?

Khi nhìn thấy máu kinh nguyệt bị kiến bu chắc chắn sẽ khiến các bạn gái rất lo lắng. Chắc chắn có nhiều bạn đã nghe về hiện tượng kiến bu vào nước tiểu là dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên khi nhìn thấy máu kinh nguyệt bị kiến bu trong ngày đèn đỏ cũng sẽ có ít nhiều liên tưởng tới căn bệnh này hay những căn bệnh nguy hiểm khác. Việc lo lắng về hiện tượng này với các bạn gái không phải là không có lý, câu hỏi liệu máu của mình có vấn đề gì mà máu kinh nguyệt bị kiến bu sẽ trở thành vấn đề nan giải mà các bạn không biết hỏi ai vì nó khá tế nhị.

Tuy nhiên , các bạn gái không cần lo lắng về hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu vào ngày đèn đỏ. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường.

Để giải thích cho câu hỏi tại sao máu kinh nguyệt bị kiến bu vào ngày đèn đỏ, các bác sĩ cho rằng trong máu có các chất hữu cơ trong huyết tương gồm glucoz, các chất béo, photpho, lipid, axitamin...nên khi miếng băng vệ sinh được bỏ ra ngoài sẽ thu hút sự chú ý của kiến.

vicare.vn-mau-kinh-nguyet-bi-kien-bu-body-2
Máu kinh nguyệt bị kiến bu là hiện tượng rất bình thường.

Ngoài ra có thêm một giải thích cho câu hỏi tại sao máu kinh nguyệt bị kiến bu chúng ta không thể bỏ qua nguyên nhân môi trường. Băng vệ sinh sau khi được sử dụng xong thường sẽ được để ở thùng rác , đây là môi trường vốn dĩ đã thu hút khá nhiều kiến. vậy nên hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu là hết sức bình thường và các bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này. Hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu không phải là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào cả.

Như đã nói ở trên có nhiều bạn gái khi gặp hiện tượng máu kinh nguyệt bị kiến bu thường liên hệ tới tình trạng kiến bu vào nước tiểu là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu cần lưu ý, bạn nên theo dõi tình trạng kiến bu vào nước tiểu thì thường do bệnh tiểu đường và cần được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh gây những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý trong ngày đèn đỏ

Đấm lưng

Ngày đèn đỏ, cơ thể con gái thường mệt rã rời đặc biệt hầu như ai cũng bị đau nhức phần lưng. Lúc này, theo thói quen sẽ có nhiều bạn đưa tay ra sau đấm lưng cho đỡ mỏi. Tuy nhiên, nếu có thói quen này thì bạn nên bỏ ngay.

Bởi các triệu chứng đau lưng vào ngày đèn đỏ là do khoang chậu tụ máu gây ra. Nếu bạn đấm lưng thì máu tụ càng nhiều nên cơn đau có thể sẽ tăng thêm. Hơn nữa, việc đấm lưng vào ngày đèn đỏ có thể khiến vùng chậu bị tổn thương, các nội mạc tử cung bong ra khó phục hồi nên máu kinh ra càng nhiều và càng kéo dài ngày kinh nguyệt.

Do đó, nếu đau nhức lưng thì bạn chỉ nên dùng tay xoa bóp nhẹ để giảm cảm giác đau chứ không nên đấm lưng đặc biệt là tuyệt đối không dùng dụng cụ đấm bạn nhé.

Ăn uống đồ lạnh

Không chỉ nước đá mà ngay cả kem, nước lạnh... bạn cũng nên hạn chế vào những ngày này. Bởi khi dùng các loại đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình co thắt tử cung tống máu kinh ra ngoài.

Do đó, nếu vào ngày đèn đỏ mà bạn dùng các loại đồ lạnh thì các cơn co thắt càng tăng và đau bụng sẽ càng nhiều. Cho nên vào những ngày đặc biệt này thì bạn nên tăng cường dùng đồ ấm sẽ tốt hơn cho cơ thể mà lại giảm đau hiệu quả đấy.

vicare.vn-mau-kinh-nguyet-bi-kien-bu-body-3

Mặc quần quá chật

Những chiếc quần thời trang bó sát đang thịnh hành hoàn toàn không tốt cho con gái trong những ngày ấy nhé. Bởi khi diện những chiếc quần bó sát sẽ khiến máu khó lưu thông, làm bí hơi "vùng kín" gây ẩm nóng nên vi khuẩn nhanh sinh sôi và dễ gây bệnh hơn.

Do đó, trong những ngày này thì bạn chỉ nên mặc những chiếc quần rộng rãi, thoáng mát hoặc mặc váy để tốt cho "vùng kín" hơn bạn nhé.

Tắm quá lâu

Ngày thường bạn tắm lâu thì không sao nhưng vào ngày đèn đỏ thì bạn nên tắm càng nhanh càng tốt. Đặc biệt, tắm nước ấm sẽ tốt hơn bởi cơ thể đang sẵn yếu, nếu bạn ngâm nước quá lâu sẽ càng dễ bị nhiễm lạnh. Trong khi đó, nhiễm lạnh vào ngày đèn đỏ thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe con gái chút nào nhé.

Mang vác vật nặng

Cơ thể con gái vào những ngày kinh nguyệt thường rất yếu sức. Nếu bạn chủ quan mà mang vác vật nặng vào những ngày này sẽ làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và khiến các cơn đau tăng thêm.

Sử dụng băng vệ sinh có nhãn mác rõ ràng

Băng vệ sinh là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người phụ nữ. Vì phải sử dụng chúng hàng tháng với số lượng không hề ít, cộng với yếu tố chất lượng của chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em nên việc chọn lựa đúng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Ngày nay, có không ít băng vệ sinh giả được sản xuất và bán tràn lan trên thị trường. Nếu chị em vô tình chọn phải sản phẩm làm giả này và sử dụng thì rất có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Hãy chú ý thật kĩ khi mua bất kì sản phẩm băng vệ sinh nào. Các sản phẩm đúng hãng thường được đóng trong bao bì riêng của công ty với hình ảnh rõ nét, mùi thơm tự nhiên. Trái lại, sản phẩm nhái, hàng giả thường được đóng trong bao bì với màu sắc, tên sản phẩm không rõ ràng, thiếu thông tin, một số sản phẩm có mùi khét hoặc mùi thơm nồng nặc. Hãy xem xét kỹ bên ngoài bao bì bởi tên gọi chỉ na ná và màu sắc cũng như hình ảnh có nhiều khác biệt phân biệt được bằng mắt thường.

Như vậy, câu hỏi máu kinh nguyệt bị kiến bu là hiện tượng gì, có nguy hiểm không đã được giải đáp và các bạn gái đã có thể yên tâm về vấn đề này. Vào ngày đèn đỏ các bạn nhớ chăm sóc mình để có thể đảm bảo sức khỏe nhé.

Xem thêm:

  • Ăn gì để kinh nguyệt đều?
  • Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?