Máu không đông là bệnh gì mà nhiều người lo lắng?

Những trường hợp người bệnh máu không đông bị đứt tay, chảy máu do chấn thương, máu chảy nhiều và thời gian cầm máu rất lâu so với người khác. Họ được chẩn đoán là mắc bệnh máu không đông. Vậy máu không đông là bệnh gì?

Máu không đông là bệnh gì mà nhiều người lo lắng? Máu không đông là bệnh gì mà nhiều người lo lắng?

Những trường hợp người bệnh bị đứt tay, chảy máu do chấn thương, máu chảy nhiều và thời gian cầm máu rất lâu so với người khác, họ được chẩn đoán là mắc bệnh máu không đông. Vậy máu không đông là bệnh gì?

Những ai bị bệnh máu không đông

Bệnh máu không đông (Hemophilia) là bệnh rối loạn đông máu di truyền, sinh ra do các yếu tố làm đông máu (chủ yếu là yếu tố 8 và 9) trong mạch máu bị giảm sút.

Người mắc bệnh máu không đông có màu máu nhạt và loãng hơn người bình thường. Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Trong các trường hợp bị chấn thương, mất máu nhiều mà không thể cầm máu được thì nguy cơ tử vong rất cao.

Nhiều người còn thắc mắc bệnh máu không đông là bệnh gì mà đa phần gặp ở đàn ông, “từ chối” ở phụ nữ. Các bác sĩ trả lời rằng Hemophilia là một bệnh di truyền lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể X nên bệnh chủ yếu gặp ở nam giới. Phụ nữ hiếm mắc bệnh máu không đông hơn, nhưng vẫn có khả năng mang gen bệnh. Khi đó, những người con trai của họ có khả năng mắc bệnh rất cao.


vicare.vn-mau-khong-dong-la-benh-gi-ma-nhieu-nguoi-lo-lang-body-1

Bệnh máu không đông là bệnh di truyền và thường gặp ở đàn ông.

Biểu hiện của bệnh máu không đông

Xuất huyết (chảy máu) thường xảy ra khi người mắc bệnh máu không đông bị chấn thương (ngã, va đập, xây xát...). Nếu là những vết thương hở thì máu chảy ra bên ngoài và không cầm ở vị trí chấn thương, còn thường thấy là những mảng bầm tím nằm dưới da, tụ máu trong cơ và rất khó tan.

Triệu chứng chủ yếu là chảy máu ở các khớp như: khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, nguy hiểm hơn là chảy máu não. Khi bị chảy máu, người bệnh xuất hiện các biểu hiện đi kèm như hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, huyết áp giảm đột ngột và da dẻ trở nên tím tái.

Cách xử trí và phòng bệnh máu không đông

Người mắc bệnh máu không đông phải luôn cẩn thận trong bất kì hoàn cảnh nào để tránh xảy ra các chấn thương có thể gây chảy máu. Tránh vận động mạnh để phòng nguy cơ bị ngã.

Khi có hiện tượng chảy máu, cần giữ chặt vết hở để ngăn máu chảy ra. Vệ sinh vết thương sạch sẽ và băng bó vết thương, băng ép khu vực bị tổn thương. Không tiêm chích hay lấy máu khi không cần thiết đối với các vùng tụ máu. Nếu máu vẫn chảy liên tục thì cần sử dụng thuốc cầm máu và ngay lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.

vicare.vn-mau-khong-dong-la-benh-gi-ma-nhieu-nguoi-lo-lang-body-2

Khi có vết thương hở cần băng bó và cầm máu kịp thời để tránh mất máu.

Nếu bị chảy máu thường xuyên, hệ thống cơ khớp sẽ bị phá huỷ dẫn đến các bệnh khớp mạn tính, cứng khớp và teo cơ. Người bệnh cần điều trị định kỳ cả khi không bị chảy máu để hạn chế những tác động xấu của bệnh.

Răng miệng là những bộ phận dễ chảy máu nên phải chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ. Tránh ăn các thức ăn cứng, có xương, vỏ, càng hay có vảy.

Là căn bệnh di truyền nên ảnh hưởng tới các thế hệ sau. Bởi vậy, để không phải lo lắng bệnh máu không đông là bệnh gì thì nên tránh kết hôn với những người mắc bệnh này hoặc trong gia đình họ có tiền sử người thân mắc bệnh máu khó đông.