Mang thai tháng thứ mấy thì có hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu?
Chuột rút là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu trong quá trình mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy mang thai tháng thứ mấy thì mẹ bầu bị chuột rút? Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu là gì và phải làm thế nào để không bị chuột rút? Hãy cùng tìm câu trả lời những câu hỏi trên qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Mang thai tháng thứ mấy thì có hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu?
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu
Hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể là những nguyên nhân sau:
Do trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng cao
Cụ thể, việc gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Các bác sĩ cũng đã chứng minh được thời điểm vào ban đêm, vào mùa lạnh và càng đến cuối thai kỳ thì càng xảy ra hiện tượng này thường xuyên hơn. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là vào những ngày đầu thai kỳ, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và thậm chí không ăn uống được sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, bị mất nước, bị mất cân bằng điện giải,... dẫn đến chứng co cứng cơ ở bà bầu.
Việc em bé lớn dần lên
Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung của mẹ sẽ phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con, điều này đồng nghĩa với việc các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung ở mẹ bầu sẽ bị kéo căng nên gây ra các cơn đau nhức và co rút ở vùng bụng.
Tình trạng thiếu hụt canxi ở thai nhi
Một nguyên nhân phổ biến khác gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu đó là tình trạng bị thiếu hụt canxi. Trong giai đoạn mang thai của bà bầu, nhất là vào những thai kỳ cuối nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ thì sẽ khiến cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi làm cơ bắp của mẹ dễ đau nhức, dễ căng cứng cơ và thậm chí bị co rút.
2. Mang thai tháng thứ mấy thì mẹ bầu bị chuột rút
Qua những nguyên nhân trên có thể cho rằng, chứng chuột rút ở bà bầu sẽ diễn ra ngày càng nhiều vào những ngày cuối thai kỳ. Tuy nhiên vào giai đoạn đầu của quá trình mang thai, vì ốm nghén dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng sẽ dễ bị chứng chuột rút. Điều quan trọng là cần có những cách để hạn chế hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu.
3. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng chuột rút ở bà bầu?
Bổ sung canxi cho mẹ bầu
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc mẹ bầu bị chuột rút đó là thiếu hụt canxi. Bởi vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, khi nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên, mẹ bầu có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên cần lưu ý, trước khi quyết định uống viên tổng hợp canxi mẹ cần được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp bởi nếu như dư hoặc thiếu canxi thì đều mang đến những hậu quả khác nhau không tốt cho mẹ và bé.
Cách tốt nhất để bổ sung canxi hạn chế hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu là mẹ nên ăn các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản và các loại rau lá xanh...
Trong trường hợp nếu mẹ bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch lượng canxi bổ sung.
Thường xuyên vận động cơ thể và thư giãn
Cách tiếp theo để hạn chế hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu là các chị em nên có chế độ tập luyện cơ thể đều đặn. Mẹ bầu nên để cơ thể, nhất là đôi chân của mình được vận động và thư giãn thường xuyên. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Nếu như làm việc văn phòng, mẹ nên tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại và ngồi với tư thế thoải mái, nên duỗi chân và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, có một lưu ý là mẹ bầu không nên vận động mạnh, nhất là không nên mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút có thể xảy ra trầm trọng hơn.
Sử dụng những biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp nhẹ nhàng, đồng thời mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân cũng như mắt cá,... để máu ở chân được lưu thông tốt hơn, các cơ ở chân cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
Chú ý uống đủ nước mỗi ngày
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên ăn uống đầy đủ đặc biệt là nhớ uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước hoặc bị mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ. Mỗi khi có cơn chuột rút, mẹ có thể dùng tay xoa bóp hoặc đặt túi chườm lên vùng bị đau. Những cách này sẽ hạn chế hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu.
Như vậy, càng về cuối thai kỳ thì hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Chính vì thế mẹ bầu nên nhớ những cách trên để hạn chế được hiện tượng đó.Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội
và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 hoặc điền form tư vấn dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm:
- 7 sai lầm nguy hiểm mà phụ nữ mắc phải khi mang thai
- Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai: Mẹ bầu cần biết!