Mang thai bị rau bám mặt trước có đẻ thường được không?

Rau thai bám mặt trước không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Sau khi đi siêu âm thai nhi, bác sĩ kết luận rau thai bám mặt trước khiến chị em lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không cũng như rau bám mặt trước có đẻ thường được không

Mang thai bị rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mang thai bị rau bám mặt trước có đẻ thường được không?

Rau thai bám mặt trước không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Sau khi đi siêu âm thai nhi, bác sĩ kết luận rau thai bám mặt trước khiến chị em lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không cũng như rau bám mặt trước có đẻ thường được không. Để có đáp án hợp lý nhất cho câu hỏi trên, các mẹ hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây của HoiBenh.

Rau thai bám mặt trước là gì?

Rau thai bám mặt trước là tình trạng rau thai ở vị trí trước của thành tử cung được phát hiện khi siêu âm. Rau bám mặt trước là hiện tượng bình thường và không có ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như việc nhận các giá trị dinh dưỡng từ mẹ. Vị trí phát triển của nhau thai thường là ở nơi trứng được thụ tinh bám vào sau quá trình di chuyển từ ống dẫn trứng.

Khi siêu âm, mẹ có thể phát hiện vị trí của rau thai khi bác sĩ kiểm tra và kết quả sẽ được ghi trên giấy siêu âm. Vị trí thường gặp của rau thai là:

  • Rau bám mặt trước - ở phía trước thành tử cung.

  • Rau bám mặt sau - ở phía sau thành tử cung.

  • Rau bám ở phía trên thành tử cung.

  • Rau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
vicare.vn-mang-thai-bi-rau-bam-mat-truoc-co-de-thuong-duoc-khong-body-1

Rau bám mặt trước có đẻ thường được không?

Có mẹ bầu hỏi: “ Em đang ở tuần thai thứ 23 và có đi siêu âm thì các chỉ số phát triển của thai bình thường nhưng kết quả siêu âm ghi là rau bám mặt trước, độ dày bánh rau 30mm. Vậy rau bám mặt trước có đẻ thường được không? đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Do vị trí rau bám mặt trước nên mẹ thường cảm nhận bé máy muộn hơn so với rau thai ở vị trí khác. Thông thường khoảng sau 20 tuần thì mẹ bầu mới cảm nhận được con máy, đạp. Khi thấy muộn như vậy mẹ thường lo lắng sợ con phát triển không tốt. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không nguy hiểm chỉ khi đi khám và bác sĩ chẩn đoán bị rau tiền đạo thì khi đó mẹ mới cần lo lắng, tùy vào tình trạng mà có thể phải nhờ đến phương pháp mổ đẻ.
vicare.vn-mang-thai-bi-rau-bam-mat-truoc-co-de-thuong-duoc-khong-body-2

Không có thông tin chính xác về việc rau bám mặt trước không thể sinh thường mà phải nhờ phương pháp mổ đẻ nên mẹ cứ yên tâm và đừng lo lắng nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Để biết chính xác và đảm bảo an toàn mẹ cần đi khám tổng quát để đánh giá sức khỏe, khung chậu, ối, bánh nhau, dây rối... khi đó bác sĩ sẽ chỉ định mẹ có thể sinh thường hoặc mổ.

Qua những thông tin mà HoiBenh cung cấp trên về rau thai bám mặt trước có đẻ thường được không, chắc hẳn các mẹ đã yên tâm hơn và không phải lo lắng nhiều về vấn đề này. Mẹ hãy yên tâm mà bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng như đi khám, siêu âm thường xuyên nhất là những tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm nếu bị chuẩn đoán rau tiền đạo để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.