Mang thai bị đầy hơi, trị thế nào?
Rối loạn tiêu hóa ở bà bầu là một hiện tượng thường thấy trong suốt thai kỳ. Các rối loạn thường gặp như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, sống phân, chán ăn, ợ hơi... đặc biệt triệu chứng đầy hơi khiến các bà bầu rất khó chịu.
Mang thai bị đầy hơi, trị thế nào?
Vậy làm cách nào để điều trị vấn đề bị đầy hơi ở các bà bầu trong thờ gian mang thai. Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh để tìm được cách điều trị phù hợp với mình và không còn phải chịu đựng trứng đầy hơi nữa
Nguyên nhân dẫn đến chứng đầy hơi
Theo Đông y, tình trạng này thường được gọi là chứng “bi, mãn”, với nguyên nhân thường thấy la do chế độ ăn không hợp lý làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột.
Bên cánh đó, một số bà bầu ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống các loại nước có chất kích tích như cà phê, nước có gas, nước trái cây đóng hộp, nạp thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột... cũng là dẫn đến chứng đầy hơi khi mang thai.
Triệu chứng đầy hơi thường gặp ở các bà bầu
Đầy hơi xuất hiện do sự rối loạn men tiêu hóa gây nên. Thông thường sau bữa ăn khoảng 30 phút thì quá trình tiêu hóa đã giảm đi lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và không còn bị đầy hơi và cứng bụng nữa. Tuy nhiên, khi hệ tiêu hóa không hoạt động như bình thường và các bà bầu ăn những thức ăn nạp vào cơ thể không tương thích dẫn đến hiện tượng đầy hơi gây ra cảm giác khó chịu. Biểu hiện thường thấy khi bị đầy hơi là:
Tức bụng phía trên: Lúc này, bạn sẽ cảm thấy bụng óc ách chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên bị ợ chưa, ợ khan. Những vấn đề trên làm các bà bầu có cảm giác ngán ăn, đôi khi còn có cảm giác bị đâu bụng âm ỉ.
Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no: Sau khi có cảm giác bị tức bụng ở phần trên các bà bầu sẽ chuyển sang việc chán ăn thậm chí là cả việc ăn. Dẫn đến việc dịch tiêu hóa không được tiết ra làm cho cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán ngẩm khi nhìn thấy đồ ăn. Nếu các bà bầu cố gắng nuốt thức ăn sẽ cảm thấy đồ ăn vướng ở cổ họng và sẽ buồn nôn.
Bị tiêu chảy, táo bón: Ở một số bà bầu khi bị chứng đầy hơi sẽ kèm theo việc bị tiêu chảy hoặc táo bón khi mang thai.
Tất cả những triệu trứng này cho thấy bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
Thực chất đầy hơi khi mang thai có nguy hiểm không?
Đầy hơi khi mang thai là một triệu chứng bình thường của cơ thể bà bầu. Cũng như việc bạn bị đau lưng, ợ nóng, mất ngủ khi mang tha, việc đầy hơi khiên các bà bầu có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đầy hơi sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu các bà bầu cải thiện đúng cách và đúng thời điểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu chán ăn.
Cách điều trị chứng đầy hơi cho bà bầu
Các bà bầu nên lưu ý tránh các đồ uống có chứa nhiều chất CO2 và nước trái cây pha quá ngọt vì chúng chứa lượng syrup bắp fructose cao làm chứng đầy hơi trầm trọng hơn. Thay vào đó bạn nên chọn các loại trái cây có vị ngọt như mơ, đào, chuốt khi thèm ngọt. Hơn nữa, nên tránh việc nhai keo cao su và ăn thức ăn năng bùng vì trong chúng có chứa sorbitol góp phần làm đầy hơi và chướng bụng.
2. Nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ
Các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ tốt cho việc hấp thụ nước trong hệ tiêu hóa của các bà bầu và di chuyển thức ăn thông qua ruột như khoai lang, gạo, cà rốt, táo, rau xanh nhiều lá, ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì. Vì vậy, các bà bầu nên ăn nhiều chất xơ để thúc đẩy quá trình đi nặng đều đặn
3. Tập thể dục
Việc tập thể dục hàng ngày rất tốt cho việc giải quyết vấn đề đầy hơi, nên đi bộ khoảng 10-15 phút sau bữa ăn tối hoặc đi dạo điều này sẽ giảm bớt lượng khí khó chịu đang tồn đọng trong cơ thể. Tránh tình trạng ngồi một chỗ quá lâu sẽ không cho phép luồng khí luân chuyển và gây nên chứng đầy hơi
4. Tránh ăn các thức ăn nhiều khí và chiên xào
Các thức ăn như hành tây, đậu cả bắp và bông cải xanh tạo ra khí. Còn đối vói đồ chiên xào không tạo ra khí nhưng chúng làm chậm tiêu hóa gây ra chứng đầy hơi. Các bà bàu nên hạn chế ăn nhiều dầu mỡ để giảm khó chịu đầy hơi.
5. Nên ghi nhật ký ăn uống
Nên theo dõi những gì bạn ăn và lượng tích tụ trong vòng 6 tiếng sau mỗi bữa ăn.
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp bà bầu giữ ẩm vì nó khích thích việc đi tiểu đều đặn và ngăn ngừa chứng đầy hơi cũng như táo bón. Ngoài ra, bà bầu nên uống nước trái cây trong thực đơn ăn uống tránh uống nước hoa quả giống như cam, quýt. Bạn lưu ý nên dùng ống hút khi uống nước ép thay vì uống trực tiếp.
Không nên ăn quá no trong một bữa sẽ không kịp tiêu hóa thức ăn mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa, thay vì ăn ba bữa đầy.
8. Chọn lựa thức ăn thích hợp
Bạn chính là người đánh giá chính xác nhất những thực phẩm dẫn đến tình trạng khó tiêu nên hãy tránh những thứ đó nhé. Bạn có thể trò chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn thêm. Hãy tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng giành cho bà bầu và dùng thuốc. Nên chọn thực phẩm tươi thay cho thực phẩm đóng hộp, tránh xa đồ ăn vặt đóng gói.
9. Ngâm hạt cỏ cà ri để uống
Hạt cỏ cà ri là một cách loại bỏ chứng đầy hơi. Các bà bầu nên ngâm hạt cỏ cà ri trong ly nước qua đêm, rồi sáng hôm sau bỏ hạt ra. Uống nước này đều đặn sẽ loại bỏ khí và chứng đầy hơi.
10. Tránh việc gây áp lực cho bản thân dẫn đến stress
Thực chất cơn stress không trực tiếp gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ tác động không tốt đến cơ thể mẹ cũng như thai nhi. Các bà bầu nên thoải mái chia sẻ những vấn đề bạn đang lo lắng, phiền lòng cho bác sĩ và người nhà nhằm giữa tinh thần lạc quan và tích cực.
Ngoài ra còn có một số bí quyết có thể giúp làm giảm chứng đầy hơi các mẹ bầu nên tham khảo:
Nhai lâu và kỹ, tránh tình trạng vừa ăn vừa nói
Nếu bạn bị táo bón, mau chóng tìm cách sử lý nó để tránh dẫn đến tình trạng đầy hơi.
Đối vớ những bà bầu nghiện thuốc là hãy bỏ thuốc vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe như độ axit.
Tập yoga hoặc các bài tập hít thở đều và thả lỏng.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chưng đầy hơi của bạn kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, táo bón hoặc có máu trong phân.