Mang thai bị co thắt tử cung có nguy hiểm không?

Các cơn co thắt tử cung thông thường không gây nguy hiểm, mà ngược lại còn có lợi cho thai nhi, xuất hiện ở tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ. Ngược lại, một số cơn đau bất thường do co thắt tử cung, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất nguy hiểm cho sản phụ, dễ gây sẩy thai, sinh non.

Mang thai bị co thắt tử cung có nguy hiểm không? Mang thai bị co thắt tử cung có nguy hiểm không?

Đau do co thắt tử cung là hiện tượng sinh lý thường gặp khi mang thai, liên quan tới nhiều hệ cơ quan với nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông - Giám đốc trung tâm sức khỏe sinh sản Thành phố Hồ Chí Minh, các cơn co thắt tử cung thông thường không gây nguy hiểm, mà ngược lại còn có lợi cho thai nhi, xuất hiện ở tháng thứ 5 trở đi của thai kỳ. Ngược lại, một số cơn đau bất thường do co thắt tử cung, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất nguy hiểm cho sản phụ, dễ gây sẩy thai, sinh non. Vì vậy, khi mang thai cần đặc biệt chú ý tới các cơn đau do co thắt tử cung.

1. Co thắt tử cung sinh lý không gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhận biết và vai trò cơn đau

Những cơn co thắt tử cung bình thường đau ít hoặc đôi khi không đau, xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Biểu hiện rõ ràng nhất mà sản phụ cảm nhận được là tử cung cuộn tròn và cơ co lại trong vài giây hoặc 1 phút. Tần suất cơn co thắt tử cung tăng dần vào những tháng gần cuối thai kỳ, theo sự phát triển của thai nhi.

Về bản chất, cơ tử cung có độ đàn hồi cao, có thể co giãn tạo khoảng không gian cho thai nhi phát triển. Vì vậy, việc cơ co thắt là bình thường, đôi khi gây đau cho bà mẹ. Các cơn co giúp cho thai nhi đứng thẳng và vận động, thích nghi với môi trường, đồng thời giúp cho tử cung co giãn, tạo hình thể thích hợp với kích thước của em bé.

Thông thường, các cơn đau co thắt tử cung kiểu này xảy ra với tần suất thấp trong ngày, thường tăng nhẹ về chiều tối, hoặc sau những chuyến đi xa, vận động quá mức, hay căng thẳng, stress,...của thai phụ. Cơn đau sẽ tự giảm khi bà mẹ được nghỉ ngơi hoặc kết thúc chuyến đi, và không gây nguy hiểm gì.

Những tháng cuối thai kỳ, cơn co thắt tử cung giúp thai nhi dịch chuyển dần xuống cổ tử cung và xương chậu. Các cơn đau sẽ tăng dần, co thắt mạnh dần báo hiệu công cuộc “chuyển dạ” sắp diễn ra.

vicare.vn-dau-do-co-that-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Nguyên nhân, dấu hiệu các cơn đau do co thắt tử cung bất thường

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, ở mỗi giai đoạn, cơn đau co thắt tử cung có thể diễn ra khác nhau với nhiều nguyên nhân và nhiều hệ cơ quan liên đới với nhau. Vì vậy, sản phụ cần theo dõi diễn biến cơn đau cũng như dấu hiệu để Bác sĩ chuyên khoa có hướng xử lý kịp thời. Nhìn chung, đau do co thắt tử cung bất thường có những nguyên nhân sau và mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.

  • Đau co thắt tử cung do tiêu chảy: Trong quá trình mang thai, các rối loạn tiêu hóa dễ dẫn tới tình trạng buồn nôn, ói mửa,... gây co cơ tử cung. Nếu kéo dài với tần suất lớn rất dễ gây sẩy thai, thai chết lưu. Ngoài ra, các cơn co do viêm ruột cấp tính, hậu phẫu vùng bụng cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
  • Đau co thắt tử cung do sảy thai: Điển hình hay gặp nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, biểu hiện đau tức bụng dưới, kèm đau lưng, có chảy máu âm đạo dạng cục.
  • Đau co thắt tử cung do bất thường trong dạ con: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau cho sản phụ, có thể là dấu hiệu cho tiền sản giật hoặc thai chết lưu, thường kèm theo các triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn,...
  • Đau co thắt tử cung do bong nhau thai: Đây là trường hợp nguy hiểm, thông thường, nhau thai chỉ bong ra khi có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con. Một vài trường hợp bong trước khi sinh làm cho cơ tử cung co thắt mạnh, kèm đau bụng dưới dữ dội, âm đạo xuất huyết thành từng cục màu đen và chảy dò dịch. Trường hợp này, sẽ được chỉ định sinh mổ để tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
vicare.vn-dau-do-co-that-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-body-2
  • Đau co thắt tử cung do sinh non: Thường xuất hiện ở tuần thứ 37, các cơn co thắt mạnh dần kèm đau bụng, đau lưng, chuột rút có dịch và máu tại âm đạo.
  • Đau co thắt tử cung do trở dạ giả: Sắp tới ngày dự sinh, các mẹ thường thấy các cơn co thắt tử cung nhiều, tăng lên rõ rệt, nhất là vào ban đêm. Đây chỉ là những cơn trở dạ giả, báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Thông thường, cơn đau này không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh hoạt của bà mẹ. Vì vậy, trường hợp này, mẹ không nên quá lo lắng, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, chuẩn bị tinh thần cho công cuộc sinh nở sắp tới
  • Đau co thắt tử cung do vỡ nước ối: Cơ tử cung co thắt quá nhiều và bất thường, gây cọ xát màng ối có thể làm rách màng, dò dịch ối, dễ gây chết thai nhi hoặc gây nhiễm trùng đường sản của mẹ, nguy hiểm cho cả mẹ và con.
  • Đau co thắt tử cung do chuyển dạ: Biểu hiện bằng những cơn co mạnh, liên hồi, tần suất 5-7 phút/ lần để đẩy thai nhi xuống gần cổ tử cung chuẩn bị chào đời

3. Phải làm gì khi bị đau do co thắt tử cung để không gây nguy hiểm

Các bác sĩ chuyên khoa Sản khuyến cáo nếu có cơn đau sinh lý bình thường, không ảnh hưởng tới thai thì sản phụ không cần can thiệp gì, chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

vicare.vn-dau-do-co-that-tu-cung-co-nguy-hiem-khong-body-3

Trường hợp cơ tử cung co thắt khi chưa đến ngày dự sinh cần chú ý theo dõi về: Tần suất cơn đau, quãng nghỉ giữa các cơn đau, có gây khó chịu không, có thể di chuyển hay nói năng được không? Sản phụ cần hết sức lưu ý diễn biến và biểu hiện để thông báo cho bác sĩ. Trường hợp đau kèm theo chảy máu âm đạo, máu đen, hòn cục và dò nước ối, bạn cần đến ngay cơ sở y tế.

Song song đó, để hạn chế các cơn co thắt tử cung, bà bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh hoạt động, luyện tập quá sức, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Xem thêm:

  • Co thắt tử cung khi mang thai liệu có nguy hiểm không?
  • Đau do co thắt tử cung sau đẻ: Những điều cần biết
  • Ăn gì để giảm đau do co thắt tử cung sau đẻ?