Mang thai 7 tháng có dấu hiệu sinh non phải làm sao?

Để trải qua quá trình mang thai và sinh nở một cách an toàn là điều thật không dễ dàng, bởi có rất nhiều biến chứng, rủi ro có thể xảy đến với mẹ và thai nhi bất kỳ lúc nào. Vì vậy, mẹ cần có kiến thức sinh sản cũng như biện pháp để phòng tránh các tác nhân xấu trong đó nguy hiểm nhất là hiện tượng dọa sinh non ở tháng thứ 7 trở đi.

Mang thai 7 tháng có dấu hiệu sinh non phải làm sao? Mang thai 7 tháng có dấu hiệu sinh non phải làm sao?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng dọa sinh non ở phụ nữ mang thai.

vicare.vn-mang-thai-7-thang-co-dau-hieu-sinh-non-phai-lam-sao-body-1

Dọa sinh non xảy ra do nhiều nguyên nhân.

Dọa sinh non là khi có những cơn gò tử cung mạnh xảy ra từ tháng thứ 7 của thai kì, đây được xem là hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, cần nắm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này để có biện pháp phòng tránh hợp lý.

  • Mẹ mắc một số bệnh lý như: viêm gan, tiểu đường, rubella, thiếu máu nặng, tiền sản giật, cao huyết áp...rất dễ gặp hiện tượng dọa sinh non, thậm chí sinh non.

  • Các dị tật ở tử cung cũng khiến các cơn gò tử cung xuất hiện mạnh khi thai nhi to lên như: u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, tử cung to quá mức...

  • Do vỡ ối sớm, đa thai, thai dị dạng cũng dễ xảy ra hiện tượng sinh non.

  • Bánh nhau có các bất thường: bong nhau non, nhau tiên đạo.

  • Mẹ bị stress kéo dài, làm việc nặng, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng và ngủ ít, đồng thời sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

  • Mắc viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản: viêm âm đạo, viêm tử cung...

Ảnh hưởng của hiện tượng dọa sinh non đối với mẹ và thai nhi.

vicare.vn-mang-thai-7-thang-co-dau-hieu-sinh-non-phai-lam-sao-body-2

Dọa sinh non gây nhiều ảnh hưởng xấu tới mẹ và thai nhi.

Hiện nay, có rất nhiều mẹ mang thai đến tháng thứ 7 gặp tình trạng các cơn gò tử cung mạnh, nếu không có biện pháp kịp thời thì sẽ dẫn tới sinh non, ảnh hưởng cả mẹ và em bé khi sinh ra.

  • Khi đã xuất hiện triệu chứng dọa sinh non thì đa phần mẹ sẽ sinh non sớm kể từ tháng thứ 7 thai kì trở đi. Đây là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên trẻ sinh thiếu tháng phải có chế độ chăm sóc đặc biệt nếu không dễ mắc các bệnh tim, phổi, tiêu hóa, miễn dịch...thậm chí khó mà sống sót. Bên cạnh đó cơ thể mẹ cũng cần được theo dõi để tránh tai biến sau sinh.

  • Nếu có biện pháp kịp thời thì các dấu hiệu dọa sinh non sẽ có thể biến mất, tuy nhiên mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi cho tới ngày sinh chuẩn. Đông thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nguyên nhân dọa sinh non, từ đó có biện pháp khắc phục, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non từ tháng thứ 7 của thai kỳ?

vicare.vn-mang-thai-7-thang-co-dau-hieu-sinh-non-phai-lam-sao-body-3

Mẹ bầu nên áp dụng ngay nhiều biện pháp để xử lý dấu hiệu dọa sinh non.

  • Bỏ ngay các thói xấu: rượu bia, thuốc lá, ma túy...

  • Cố gắng kiểm soát trọng lượng cơ thể trong mức cho phép, không để quá gầy và quá béo.

  • Ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời uống thêm các vitamin tổng hợp.

  • Nên uống nhiều nước, từ 2-3 lít nước mỗi ngày.

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhất là chăm sóc răng miệng, gan, thận, tim, phổi, tử cung.

  • Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, mang vác nặng.

  • Hạn chế đi xa trong các tháng cuối thai kì.

  • Nên có chế độ tập thể thao nhẹ nhàng, hợp lý như: đi bộ, yoga.

  • Khi có biểu hiện dọa sinh non cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời can thiệp.

Khi bước sang giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, mẹ nên chú ý đến cơ thể nhiều hơn để sớm phát hiện những bất thường, đồng thời có kế hoạch dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.