Mang thai 32 tuần là tháng thứ mấy?

Thai 32 tuần đồng nghĩa là mẹ và em bé đã chính thức bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ. Tuần thứ 32, cơ thể mẹ và em bé sẽ có những thay đổi gì đặc biệt? Mẹ phải lưu ý những gì khi mang thai em bé ở giai đoạn này? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Mang thai 32 tuần là tháng thứ mấy? Mang thai 32 tuần là tháng thứ mấy?

Mang thai 32 tuần là tháng thứ mấy?

Bước sang tuần thứ 32, tức là mẹ và em bé đã bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ. Như vậy, chỉ còn hơn 1 tháng nữa thôi là mẹ sẽ được đón em bé chào đời. Ở tuần tuổi này, các bộ phận trên cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện; trong khi đó các mô mỡ dần hình thành và phát triển để giúp em bé thích nghi hơn với môi trường bên ngoài sau này.

  • Cân nặng và chiều cao trung bình rơi vào khoảng 1,7kg và 42cm.
  • Những thay đổi của bộ phận sinh dục: Đối với đa phần bé trai, dương vật ở tuần thứ 32 sẽ di chuyển từ bụng xuống dưới bìu; với một số bé khác thì dương vật sẽ không di chuyển đến đúng vị trí ngay tại thời điểm này nhưng điều này không đáng lo vì dương vật sẽ trở về đúng chỗ trong 1 tuần đầu sau sinh. Khi mới sinh, âm hộ hoặc bìu của em bé sẽ có dấu hiệu bị sưng do ảnh hưởng bởi hormone thai kỳ, hiện tượng này sẽ biến mất sau một vài tuần đầu.
  • Lúc này, em bé đã có thể chớp mắt, điều tiết mắt; đặc biệt, em bé có khả năng né tránh ánh sáng nếu có một luồng ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng và tiếp xúc với mắt.
  • Nghe được những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ.
  • Xương và cơ bắp cứng cáp hơn nhiều so với những tháng trước, do vậy mẹ sẽ cảm nhận rất rõ khi em bé đạp chân vào thành bụng.
  • Lớp màng bên ngoài cơ thể để bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát triển, trong khi đó lớp lông tơ mọc quanh da cũng mờ dần.
  • Tất cả các bộ phận trong cơ thể đều hoạt động tốt, chỉ có phổi là chưa phát triển toàn diện nên nếu sinh non ở tuần thứ 32 thì nguy cơ trẻ bị suy hô hấp, nhiễm trùng là rất cao.
  • Khi đi siêu âm thai, bạn sẽ thấy em bé xoay đầu xuống bên dưới để chuẩn bị sinh. Một số trường hợp đầu em bé vẫn ở vị trí cũ hoặc nằm nghiêng về một bên, thì sau khoảng 1 tháng em bé sẽ di chuyển đầu xuống dưới như bình thường nên bạn đừng quá lo lắng.

Cơ thể bà bầu sẽ thay đổi như thế nào khi bước sang tuần thứ 32 của thai kỳ?

  • Bụng mẹ to hơn: chóp tử cung cách rốn khoảng 14 đến 15cm, đến mức mẹ bầu có thể đặt một chiếc cốc nhỏ lên bụng mình khi ngồi mà không lo bị rơi.
  • Tuần thứ 32, thai nhi đang dồn lực, chèn ép lên dạ dày, phổi và cơ hoành của mẹ cũng bị ảnh hưởng nên đôi khi cảm thấy khó thở. Đến tháng sau, em bé mới di chuyển dần xuống khung xương chậu, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
  • Ợ nóng, ợ tiêu hay trào ngược axit dạ dày là những vấn đề mẹ bầu có thể gặp lại trong trường hợp này. Giải pháp: mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều lần để không bị đói qua hay no quá trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Giãn tĩnh mạch hay hiện tượng xuống máu chân là một trong những nỗi lo của bà bầu ở giai đoạn này. Nếu vậy, hãy kê chân lên gối cao để máu dồn trở lại cơ thể đồng thời giảm áp lực của máu lên chân.
  • Cơ thể nóng hơn một chút so với người khác, đặc biệt là ở vùng da bụng.
  • Gò cứng bụng: Khi thai nhi lớn dần, tử cung sẽ dồn áp lực lên bàng quang, dạ dày, xương chậu, trực tràng nên đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng bị gò cứng.
  • Són tiểu và táo bón cũng thường xuất hiện khi mà đại trực tràng và bàng quang bị tử cung chèn ép. Một số mẹ bầu bị táo bón còn do cơ thể thiếu nước, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ.
vicare.vn-mang-thai-32-tuan-la-thang-thu-may-body-1

Những lưu ý khi thai 32 tuần

Tâm lý tốt sẽ giúp bà bầu vượt qua những tháng thai kỳ một cách thành công và nhẹ nhàng nhất. Việc mẹ bầu lo lắng, vui, buồn quá mức đều ảnh hưởng đến em bé. Mẹ bầu luôn luôn phải dành thời gian nghỉ ngơi, tạo cảm giác cho mình thật thư thái bằng cách dạo bộ, thiền, đọc sách,...hoặc đi du lịch ở đâu đó để nghỉ ngơi; đôi khi ghi lại quá trình mang thai cũng là một cách tốt để ổn định tâm lý. Mẹ bầu không nên để công việc ảnh hưởng đến mình và em bé bằng cách sắp xếp công việc rõ ràng, nếu cảm thấy công việc quá sức thì có thể giao cho người khác đảm nhiệm thay mình; làm việc nhẹ nhàng, từ từ, không nên để áp lực công việc làm ảnh hưởng đến tinh thần.

Sang tuần thứ 32, cơ thể và cân nặng của em bé vẫn liên tục phát triển với số cân nặng có thể tăng lên trong một tuần là 230g đồng thời nhau thai và nước ối cũng gia tăng theo. Do vậy, mẹ bầu cũng nên tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và con bằng cách:

  • Bổ sung đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa: đạm giúp bổ sung axit amin cho cơ thể mẹ và tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào của thai nhi.
  • Bổ sung đường tự nhiên từ mật ong, các loại quả để cung cấp năng lượng cho mẹ và bé.
  • Chất béo giúp tăng cường phát triển trí não ở thai nhi đồng thời tạo điều kiện cho cơ thể mẹ hấp thụ được vitamin A, D, E, K một cách tối ưu nhất. Lưu ý: nên bổ sung chất béo từ thực vật và động vật.
  • Bổ sung sắt và canxi để tránh tình trạng thiếu máu và loãng xương.
vicare.vn-mang-thai-32-tuan-la-thang-thu-may-body-2

Một lưu ý cuối cùng, mẹ bầu không nên ăn thức ăn cay, nóng; uống bia rượu hay hút thuốc lá; ăn đồ chưa chín; đồ ăn chưa tiệt trùng, không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ quá trình chế biến không đảm bảo.

Xem thêm:

  • Những nguy cơ sức khỏe mà bà bầu tuần 32 phải đối mặt
  • Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu kg?
  • Ra dịch nhầy khi mang thai 3 tháng đầu mẹ phải làm gì?