Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?
Giai đoạn đầu của quá trình mang thai cực kì quan trọng với mẹ bầu. Mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để bé có thể hấp thụ tốt và phát triển. Ngoài ra để sức khỏe của mẹ và bé đảm bảo mẹ nên bổ sung thêm thuốc bổ để nuôi dưỡng cơ thể.
Mang thai 3 tháng đầu nên uống thuốc bổ gì?
Không nên dùng thuốc Tây trong thời kì mang thai
Thời kì mang thai là giai đoạn vô cùng vất vả của người phụ nữ. Nhiều yếu tố trên cơ thể bắt đầu thay đổi, đòi hỏi họ phải cẩn thận hơn trong vấn đề sinh hoạt, ăn uống, thuốc men để có thể đảm bảo được tốt nhất cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Cơ thể người phụ nữ trong giai đoạn này cực kì nhạy cảm, chính vì vậy cần phải cẩn thận trong mọi chuyện, nhất là khi uống thuốc.
Nhiều quan niệm cho rằng các bà bầu không nên uống thuốc tây trong quá trình thai nghén, điều này cũng có điểm đúng. Vì khi mang thai, các hoocmon trong cơ thể thay đổi rất nhiều, việc uống thuốc tây có thể khiến cơ thể sinh ra những phản ứng không mong muốn. Hơn thế nữa, thuốc tây có nhiều tác dụng phụ, dễ gây nguy hại cho cả mẹ và bé nếu không sử dụng đúng cách.
Bà bầu nên uống thuốc bổ gì khi mang thai 3 tháng đầu?
Không tự ý uống, luôn tuân theo chỉ định và tham khảo bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào. Bà bầu nên uống các loại thuốc sau
Sắt (viên): 50mg/ngày. Giá tầm 50k/hộp uống 1 tháng
Canxi (viên hoặc ống): 800 – 1100mg/ngày, chi phí hơn 100k/tháng.
Vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai
Cơ thể của con người cần nhiều loại vitamin để thỏa mãn nhu cầu phát triển. Vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi; vitamin nhóm B có thể tăng cảm giác thèm ăn, giúp tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển và việc bài tiết sữa của phụ nữ mang thai.
– Vitamin A: Trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu xanh đậm (như rau muống, rau dền, rau ngót, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang nghệ, xoài...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
– Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...
Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
– Vitamin B6: có nhiều trong ruốc thịt, thịt gà, ngô...
– Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
– Vitamin PP: có trong vừng, lạc đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
– Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...
– Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...
– Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.
– Vitamin E: Các loại dầu ( dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.
Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ trong lúc mang bầu
Khi mang thai, chắc hẳn ai cũng muốn biết bà bầu nên uống thuốc bổ gì để bổ sung nhiều loại thuốc giúp con mình khỏe mạnh, thông minh hơn, thế nhưng, vạn cực tất phản, uống nhiều thuốc chưa hẳn đã tốt, điều quan trọng là phải đúng liều, đúng lượng và đúng thời điểm.
Mỗi giai đoạn của thai kì sẽ cần một loại thuốc khác nhau. Mỗi một loại thuốc đều có liều lượng nhất định, uống ít sẽ không đảm bảo đủ dưỡng chất, quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, khi uống thuốc bổ trong suốt thai kì, các mẹ nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý sử dụng thuốc bổ.
>>>Xem thêm: Làm gì nếu bị cảm lạnh khi mang thai 3 tháng đầu?
>>>Xem thêm: Quan hệ vợ chồng khi mang thai 3 tháng đầu