Mầm mống các căn bệnh nguy hiểm từ hồ bơi cần biết
Trong những ngày hè oi bức, đi bơi là giải pháp vô cùng hữu hiệu cho đa số mọi người. Đi bơi giúp cho chúng ta thoải mái tinh thần và giải tỏa ngay được cơn nóng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, thường được các bậc phụ huynh cho đi học tại các bể bơi trong dịp hè. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn phía sau rất lớn, với những bể bơi có càng đông người tắm và thêm vào đó là việc vệ sinh ...
Mầm mống các căn bệnh nguy hiểm từ hồ bơi cần biết
Trong những ngày hè oi bức, đi bơi là giải pháp vô cùng hữu hiệu cho đa số mọi người. Đi bơi giúp cho chúng ta thoải mái tinh thần và giải tỏa ngay được cơn nóng. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, thường được các bậc phụ huynh cho đi học tại các bể bơi trong dịp hè. Tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn phía sau rất lớn, với những bể bơi có càng đông người tắm và thêm vào đó là việc vệ sinh hồ bơi không đạt tiêu chuẩn thì bạn sẽ rất có thể đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây, để có thể bảo vệ được chính sức khỏe của bạn và mọi người xung quanh.
Nước hồ bơi nguy hại như thế nào?
Thông thường ở hồ bơi đều sử dụng các chất khử trùng, tuy nhiên nếu như các chất này sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiếp xúc với nó. Các chất thường có trong hồ bơi như:
- Chất Cloramin B, khi sử dụng với nồng độ cao, không đúng cách sẽ gây kích ứng cho da, mắt. Khi uống phải nước có Cloramin B, nạn nhân sẽ bị nôn, đau bụng và tiêu chảy.
- Chất Clo có trong nước hồ bơi, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn gấp 6 lần. Với phụ nữ mang bầu, nếu tiếp xúc nhiều hóa chất làm sạch nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của thai nhi. Trẻ sinh ra dễ nhạy cảm hơn với những bệnh truyền nhiễm như hen suyễn, eczema... Không những thế, nếu bơi thường xuyên ở bể bơi công cộng được khử trùng bằng Clo sẽ có nguy cơ rất cao mắc các bệnh ung thư.
- Chất Sunfat đồng, việc tiếp xúc với Sunfat đồng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến lở loét miệng, mắc phải các bệnh da liễu, đau mắt đỏ, hỏng võng mạc... Sunfat khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa có khả năng gây viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm đường hô hấp, ảnh hưởng đến gan.
Hồ bơi, nơi chứa hàng loạt các mầm bệnh
Ở hầu hết các bể bơi công cộng thường chứa các vi sinh vật, cùng với với lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt... Các tạp chất này khi kết hợp với các chất khử trùng có thể tạo ra sự biến đổi về mặt hóa học và chuyển thành các chất độc hại đối với cơ thể. Do vậy, nếu không được vệ sinh, khử trùng tốt, đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở, gây bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý do nước hồ bơi gây ra:
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ cũng là một bệnh thường gặp, do tính chất dễ lây lan của bệnh và cũng có rất nhiều người tạo cơ hội cho căn bệnh này truyền nhiễm bằng việc không sử dụng kính khi bơi mà mở mắt trực tiếp dưới nước. Việc để cho niêm mạc mắt phải tiếp xúc trực tiếp với nước tại bể bơi khiến cho mắt dễ bị khô, nhiễm khuẩn và từ đó làm giảm sức đề kháng của mắt.
Viêm tai
Cũng chính vì các vi khuẩn, nấm mốc phát triển tại những bể bơi công cộng nên chúng có thể dễ dàng xâm nhập và đọng lại ở trong tai. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra những cơn ngứa ngáy, khó chịu cho nạn nhân. Thậm chí, nặng hơn là có thể khiến tai bị mưng mủ, chảy nước vàng, viêm tai giữa và giảm thính lực.
Các bệnh ngoài da
Bể bơi có quá nhiều người và lại không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khử khuẩn sẽ dẫn đến tĩnh trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ rất dễ gây ra các bệnh viêm nang lông, viêm lỗ chân lông với các biểu hiện như mẩn đỏ, ngứa, sần sùi... Trong đó phải kể đến bệnh nấm da, đây là bệnh vô cùng dễ lây truyền tại các bể bơi. Bởi nấm có thể bám vào quần áo hay kính bơi của tất cả mọi người.
Bệnh về đường tiêu hóa
Nguy cơ mắc phải căn bệnh này là trong trường hợp bạn phải nước bể bơi, tương đương với việc bạn tạo cơ hội cho hàng ngàn con vi khuẩn vào cơ thể. Nếu sau khi tắm hồ bơi về mà thấy những biểu hiện như đau bụng nhẹ, rối loại chuyển hóa, lâu dài gây ra viêm dạ dày, tiêu chảy, thậm chí là viêm ruột... thì phải đi khám lại ngay, vì đây toàn là những nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bệnh vùng kín
Khi nguồn nước trong hồ bơi bị ô nhiễm, là điều kiện để sinh ra các loại vi khuẩn, nấm... Chúng sẽ xâm nhập vào vùng kín và gây viêm nhiễm hoặc sinh ra bất kì căn bệnh lây lan qua đường sinh dục nào khác, nhất là bệnh lậu có thể phát sinh do nguồn nước không đảm bảo hoặc xuất hiện người bệnh trong hồ bơi. Nếu không phát hiện kịp thời và để lâu dài, sẽ rất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tham khảo thông tư 02 quy định Tiêu chuẩn nước bể bơi (Nguồn: Bộ tư pháp)
- Theo nội dung của Thông tư này, quy định phải đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất. Đối với các bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể và hút cặn, bơm bù đủ nước.
- Nước bể bơi phải đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt với các chỉ số cụ thể: độ trong phải nhìn thấy đáy bể bơi; hàm lượng chất vẩn đục không lớn hơn 2 mg/l cho bể bơi ngoài trời và không lớn hơn 1 mg/l cho bể trong nhà; độ PH nằm trong giới hạn 7,3 – 7,6; độ cứng là 500 mg/l; Clorua không lớn hơn 0,5 mg/l; Amoniac không lớn hơn 0,5 mg/l...