Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh
Việc được lên chức làm bố mẹ là thời điểm tuyệt vời để cảm nhận hạnh phúc khi có một thành viên mới sắp xuất hiện trong gia đình. Và còn gì hơn, khi bắt đầu từ giai đoạn đó cả bố và mẹ luôn trông ngóng và lo lắng không biết thiên nhỏ của mình lớn lên như thế nào. Tuy nhiên, có những trường hợp khi mẹ bầu mang thai hoàn toàn không có khái niệm khám thai. Chỉ khi nào có các dấ...
Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh
Việc được lên chức làm bố mẹ là thời điểm tuyệt vời để cảm nhận hạnh phúc khi có một thành viên mới sắp xuất hiện trong gia đình. Và còn gì hơn, khi bắt đầu từ giai đoạn đó cả bố và mẹ luôn trông ngóng và lo lắng không biết thiên nhỏ của mình lớn lên như thế nào. Tuy nhiên, có những trường hợp khi mẹ bầu mang thai hoàn toàn không có khái niệm khám thai. Chỉ khi nào có các dấu hiệu nghi ngờ ảnh hưởng đến thai nhi, thì lúc đó mới đến gặp Bác sĩ và kiểm tra. Nói đến vấn đề này có thể thấy quan niệm về việc khám thai giữa các mẹ bầu lúc nào cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Đặc biệt là giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, một số mẹ thì cho rằng nên khám thai sớm vì giai đoạn đầu rất quan trọng. Một số mẹ khác thì cho rằng thai nhi còn quá nhỏ sẽ không có đủ các biểu hiện cần thiết để có thể chẩn đoán khám.
Tuy nhiên nếu đi khám thai, trong một số trường hợp nếu phát hiện sớm thai nhi bất thường thì mẹ cũng có thể sớm xử lý mà không để lại di chứng nặng nề cho sức khỏe. Vậy đâu mới thật sự là câu trả lời cho việc làm quan trọng này của các mẹ bầu, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây để các bà mẹ có được cách nhìn đúng đắn hơn của việc khám thai. Và từ đó có thể chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của chính mình và bảo vệ tốt nhất cho thai nhi.
Khám thai để làm gì?
Có thể xem việc khám thai như 1 chìa khóa để phát hiện mọi vấn đề không tốt của thai nhi, giảm thấp tỉ lệ tử vong cho chu kỳ thai nhi và bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên nâng cao nhận thức và tính quan trọng của khám thai. Khi khám thai chủ yếu bao gồm:
- Kiểm tra xác nhận thai nhi.
- Siêu âm để loại trừ mang thai ngoài tử cung. Một số bà bầu sau khi ngừng kinh lại chảy máu ở âm đạo, họ cho rằng đây là dấu hiệu của sẩy thai nên mù quáng bảo vệ thai, rốt cuộc bị vỡ thai ngoài tử cung, chảy máu ổ bụng nguy hại đến tính mạng.
- Đo huyết áp trước và khi mang thai, điều này có ý nghĩa tham khảo quan trọng để phán đoán mức độ huyết áp tăng cao khi mang thai.
- Hiểu rõ các bệnh bà bầu mắc phải trước khi mang thai như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch... Những bệnh này đều có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, vì vậy thời kỳ đầu mang thai nên nói rõ tiền sử bệnh tình cho bác sỹ biết.
- Nhận được sự tư vấn từ các Bác sĩ trong thời kì mang thai.
Các sai lầm hay mắc phải của các bà mẹ khi đi khám thai
1. Khám thai nhất định phải tìm bác sỹ nổi tiếng hay trưởng khoa sản
Thực tế các bà bầu hoàn toàn không cần phải làm vậy, đối với khám thai bình thường, chỉ cần ở huyện, tỉnh hoặc trung tâm đều được, nếu có vấn đề thì đi khám ở bệnh viện ở thành phố cấp 1, không nên đổ xô chen chúc ở các bệnh viện lớn ngoại trừ thai bị ảnh hưởng vấn đề nào đó và cần kiểm tra. Các Bác sỹ cũng khuyến khích các bà bầu cố gắng khám thai ở một bệnh viện, như vậy sẽ cung cấp sự thuận tiện hơn để bác sỹ nắm rõ toàn bộ bệnh tình.
2. Không đi khám đều đặn, có thời gian mới đi
Trên thực tế, số lần và thời gian cố định khám thai theo quy định của bác sỹ đã được khoa học chứng minh. Máy móc, kỹ thuật hiện đại và trình độ khám cao của bác sỹ sẽ đưa ra phương án khám thai tương ứng với sức khỏe của bà bầu, phương án đó sẽ giám sát theo dõi tình trạng sinh lý của bà bầu và sự phát triển của thai nhi, từ đó phán đoán được việc mang thai có thích hợp hay không và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Thời gian khám thai tốt nhất là mang thai 18-24 tuần, quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Quá sớm thì dị tật của thai nhi nếu có chưa thể phát hiện, quá muộn thì thai nhi đã quá lớn, nước ối quá ít, tỉ lệ thành công của việc khám thai sẽ thấp. Vì vậy, cần làm theo sự hướng dẫn và tuân thủ lịch khám của Bác sỹ chỉ định để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi trong từng thời kỳ.
3. Khám thai có thể biết được toàn bộ dị tật của thai nhi?
Siêu âm là một cách được ứng dụng rộng rãi nhất trong khám thai. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ trong siêu âm có thể kiểm tra ra toàn bộ dị tật của thai nhi. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, vì dị tật ở thai nhi có hàng trăm loại. Kiểm tra dị tật thai nhi chủ yếu là kiểm tra dị tật gây tử vong của thai nhi. Dị tật gây tử vong bao gồm vô não, thoát vị não, nứt cột sống, khuyết tật tường bụng dạ dày, phồng nội tạng, sụn dị tật gây tử vong vv, chỉ có mấy loại này có thể được chẩn đoán ra. Những dị tật khác có thể tìm ra nhờ một số bác sỹ giỏi hoặc bệnh viện có thiết bị hiện đại nhất chứ không phải bệnh viện nào hay tất cả bác sỹ đều chẩn đoán ra.
>>> Xem thêm: Khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gì?
4. Khám thai để phát hiện sự bất thường và bỏ thai
Khi siêu âm thai và phát hiện thai nhi có dị tật, các bà mẹ thường hay phản ứng và không muốn giữ thai nhi. Thực ra điều này là quyết định không cần thiết, vì phải bỏ thai hay không cần phải xem thai nhi tật ở dạng nào. Một số hình thái học dị tật như sứt môi, nhiều hơn 1 ngón tay, mọc thêm một tai thừa mà không có các nhiễm sắc thể dị thường khác, sau khi sinh thì không có ảnh hưởng rõ rệt nào đối với tính mạng và sinh hoạt của trẻ, cũng có thể xử lý bằng phẫu thuật, không cần phải đi đến việc bỏ thai.
Các giai đoạn khám thai (Nguồn: Bệnh viện phụ sản An Thịnh)
1. Sau khi chậm kinh khoảng 1 tuần hoặc khi kiểm tra que thử có dấu hiệu đậu thai
Khi chậm kinh một tuần, hoặc khi thử que thử thai bằng nước tiểu thấy hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Bạn rất cần phải khám thai sớm ngay từ thời điểm này, bạn sẽ được siêu âm (2 chiều ) để xác định thai có nằm trong buồng tử cung hay ở ngoài tử cung,trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Nếu thai nằm trong buồng tử cung thì xem đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
2. Khám thai lần 2
Bạn sẽ được hẹn khám lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để siêu âm (2 chiều) xác định tim thai, thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hoặc phát triển kém hơn tuổi thai để được tư vấn và kê đơn thuốc cần thiết .
3. Khám thai lần 3
Khi thai đến tuần 12-13, bạn phải đến khám và Siêu âm 4 chiều để đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy ) nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra như Bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành... Các trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm là bình thường. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị chính xác nữa.
4. Khám thai lần 4
Xét nghiệm sàng lọc Triple test được thực hiện vào tuần thai 14 – 17. Giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào giai đoạn này của thai kỳ. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nhưng các bạn phải hiểu rằng vì đây chỉ là là xét nghiệm sàng lọc, có ý nghĩa định hướng. Nên những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down, hoặc các dị tật khác. Ngược lại, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao không có nghĩa là chắc chắn thai nhi bị bệnh Down. hoặc các dị tật khác. Như vậy, Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao thai phụ cần được chọc ối làm nhiễm sắc đồ để chẩn đoán chính xác bệnh Down và các bệnh về di truyền khác. Đồng thời tiếp tục theo dõi bằng siêu âm để phát hiện các dị dạng về hình thái thai nhi. Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván. Với cách thức: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng . Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
5. Khám thai lần 5
Khi thai đến tuần 20, bạn phải đến khám, và làm các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu....Và siêu âm 4 chiều để đo các số đo sinh học, các bất thường về hình thái học của thai nhi, lúc này giới tính của thai nhi đã rất rõ ràng.
6. Khám thai lần 6
Khi thai ở tuần thứ 22, bạn phải siêu âm 4 chiều để kiểm tra sự phát triển thai nhi, nhắm phát hiện được. Hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu biết gì khi khám thai tuần 22?
7. Khám thai lần 7
Khi thai ở tuần thứ 32, bạn phải đến khám tổng quát cho mẹ, nhằm xem xét vị trí thai, độ phát triển của thai...Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh. Và siêu âm 4 chiều để phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.
8. Khám thai lần 8
Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần; bạn cần được siêu âm màu 4 chiều để theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn... Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.
Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời...