Lý giải nguyên nhân vì sao người béo ăn ít vẫn cứ béo mà người gầy ăn nhiều vẫn cứ gầy?
Bạn quá gầy và muốn tăng cân nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, ăn nhiều mỡ, duy trì thói quen ăn đêm... Thế nhưng, tình trạng này vẫn không được cải thiện. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những nguyên nhân tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy.
Lý giải nguyên nhân vì sao người béo ăn ít vẫn cứ béo mà người gầy ăn nhiều vẫn cứ gầy?
Bạn mặc cảm, tự ti khi sở hữu thân hình gầy còm và thực sự muốn thay đổi bản thân, muốn có được vóc dáng khỏe đẹp hằng mong ước.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành các phương pháp tăng cân hiệu quả thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa của tình trạng này để chọn ra phương pháp tăng cân phù hợp nhất.
Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những nguyên nhân tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy.
1. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền tác động đến các vấn đề như nội tiết tố, chuyển hoá cơ bản, khẩu vị. Chúng giúp duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực làm tăng cân hay giảm cân.
2. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Nhiều người quan niệm rằng muốn tăng cân nhanh thì phải ăn nhiều cơm, nhiều thịt, ăn ít rau quả. Đây là quan niệm sai lầm. Thực chất, tinh bột chỉ đủ để đáp ứng những hoạt động tối thiểu của cơ thể.
Thêm vào đó, cơ thể chỉ có thể hấp thụ một cách tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng 80% người Việt Nam ăn uống thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể: kẽm, magie, iot, selen, các vitamin nhóm B, D, K, E làm mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, không đảm bảo quá trình chuyển hóa hấp thu dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng gầy. Đây là nguyên nhân khá phổ biến nhất dẫn đến gầy còm.
Vì vậy, để tăng cân một cách lành mạnh, hãy bổ sung một cách đầy đủ và hợp lý lượng tinh bột, đạm, chất béo cùng với các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
3. Khả năng hấp thụ kém
Khả năng hấp thu thức ăn phụ thuộc nhiều vào số lượng các lợi khuẩn và lông mao trong đường ruột. Tuy nhiên số lượng lợi khuẩn này ở người gầy thường bị thiếu vì những nguyên nhân sau:
- Bị stress do học hành, làm việc căng thẳng
- Ăn uống không khoa học: ăn nhiều chất béo, đạm, bột đường, uống rượu bia, ít ăn rau, quả.
- Bị các bệnh đường ruột, hoặc uống thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh
4. Chuyển hóa năng lượng cơ bản cao
Nếu như bạn đã ăn uống hợp lý và hệ tiêu hóa không bị rối loạn thì lý do là sự chuyển hóa năng lượng cơ bản.
Về khoa học, mức độ chuyển hóa năng lượng cơ bản là số năng lượng tiêu hao được dùng cho các hoạt động tối thiểu của cơ thể như tim đập, phổi thở. Mức độ chuyển hóa này ở mỗi người không giống nhau, người có mức độ chuyển hóa cao thường có biểu hiện: năng động, hoạt bát, khó ngồi yên một chỗ và thường say mê các môn thể thao. Chính vì sự tiêu tốn nhiều năng lượng vào chuyển hóa cơ bản nên những người này thường gầy và khi sờ vào da thì nóng hơn người béo - những người có mức chuyển hóa thấp.
5. Mất ngủ, thiếu ngủ
Thường xuyên thức khuya hoặc ngủ quá ít (không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm) sẽ khiến cơ thể suy nhược. Đơn giản vì khi bạn thức, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn là khi bạn ngủ. Đây cũng là một lý do khiến người gầy dù có làm cách nào đi chăng nữa cũng không thể tăng cân.
Nếu bạn vừa trải qua một đợt ốm hoặc do công việc bận rộn nên không có thời gian chăm sóc bản thân, điều này sẽ làm cho cơ thể bạn nhiễm một số những chất độc hại từ việc sinh hoạt hàng ngày gây ra. Như vậy, lúc đó cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, sức đề khánh kém dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho việc muốn tăng cân của bạn.
6. Công việc ít vận động hoặc lao động năng, áp lực cao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người làm việc cường độ cao trong môi trường áp lực lớn, ít được nghỉ ngơi và thiếu thời gian vận động thường bị ức chế thần kinh, khiến ăn không ngon miệng, hấp thụ kém. Nếu không thể thay đổi công việc, bạn nên cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tăng cường luyện tập để giải tỏa căng thẳng, giúp ăn ngon miệng hơn.
7. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Không vận động, sử dụng nhiều các chất kích thích (hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê,...), và suy nghĩ không tích cực, luôn lo lắng, buồn phiền là những lý do gián tiếp khiến người gầy không thể tăng cân được.
8. Cơ thể tích tụ quá nhiều chất độc
Cơ thể tịch tụ quá nhiều độc tố, chưa được đào thải, làm suy nhược cơ thể, hay bị mệt mỏi, hay ốm vặt,... nên người gầy không thể tăng cân lên được.
Các gốc tự do này tồn tại trong cơ thể người gầy từ rất lâu trước đó do ăn uống những thực phẩm không an toàn như : rau bị phun hóa chất trừ sâu bệnh, thịt cá chăn nuôi công nghiệp còn tồn dư kháng sinh, hóa chất, uống nước bị ô nhiễm, hay là sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm. Làm các chất độc hại bị xâm nhiễm vào cơ thể, trở thành gốc tự do làm suy yếu hệ miễn dịch, suy yếu cơ thể.
Theo khoahocphattrien
Xem thêm:
- Làm thế nào để tăng cân, cải thiện vóc dáng gầy gò?
- Dùng thuốc tăng cân gây nguy hiểm cho cơ thể