Lý do tại sao chu kì kinh nguyệt của chị em bị chậm hoặc tự nhiên "biến mất" bất ngờ
Nếu gặp sự thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh hay kinh nguyệt biến mất thì chị em cũng cần chú ý đến các tố liên quan tới sức khỏe và lối sống. Trừ khi bạn chủ động tìm cách mang thai, không có gì gây lo lắng, hoảng sợ hơn một kỳ kinh đến muộn.
Lý do tại sao chu kì kinh nguyệt của chị em bị chậm hoặc tự nhiên "biến mất" bất ngờ
Nếu gặp sự thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh hay kinh nguyệt biến mất thì chị em cũng cần chú ý đến các tố liên quan tới sức khỏe và lối sống.
Trừ khi bạn chủ động tìm cách mang thai, không có gì gây lo lắng, hoảng sợ hơn một kỳ kinh đến muộn. Hàng tỷ viễn cảnh lướt qua trong tâm trí bạn. Mình có thai ư? Và nếu đúng vậy, liệu mình đã sẵn sàng để làm mẹ?
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế từ CDC (Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh), tốt nhận bạn nên thư giãn, hay ít nhất là cố gắng để thư giãn khi kinh nguyệt thay đổi. Tình trạng chậm kinh không nhất thiết phải là dấu hiệu của sự "hình thành một sinh linh" mà có thể là do những nguyên nhân như dưới đây.
1. Mãn kinh sớm
ó thể không phải là một trong những điều dễ chịu nhất để bắt đầu, nhưng theo báo cáo của tạp chí Glamour, cứ 100 phụ nữ lại có 1 người bước vào giai đoạn mãn kinh sớm trước khi họ 40 tuổi.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu chu kì kinh nguyệt biến mất hay chúng ngày càng trở nên gián đoạn. Nếu bạn trải nghiệm cả những hiện tượng như đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi đêm, giấc ngủ chập chờn hay khô âm đạo liên quan tới việc chậm kinh, bạn nên tìm kiếm các tư vấn y khoa.
2. Bị stress
Có vẻ đây là điều tồi tệ nhất gây ra những lo lắng về sức khỏe và biểu hiện dưới dạng rụng tóc, những đêm mất ngủ, vấn đề về da và cân nặng lên xuống thất thường...
Stress cũng đóng vai trò trong sự đến và đi thiếu đều đặn của chu kì kinh nguyệt. Đó là bởi vì một phần não bộ sản sinh ra những hormone thiết yếu cho việc sinh sản đã phản ứng tiêu cực với stress, từ đó, ảnh hưởng tới quá trình tiết hormone.
Kết quả là chu kì kinh nguyệt có thể đến muộn, thậm chí dừng hẳn, trừ khi người đó cố gắng kiểm soát cơn stress của mình.
3. Đang dùng một số loại thuốc
Có một số loại thuốc nhất định báo hiệu cho cơ thể bạn phải ngừng chu kì kinh nguyệt, bao gồm một số kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm. Chúng làm mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể bạn.
Điều bạn nên làm là tham vấn bác sĩ ngay khi phát hiện những tác dụng phụ của việc dùng một loại thuốc nào đó, trong đó, có tác dụng lên sự đều đặn của chu kì kinh nguyệt.
4. Tập luyện quá nhiều
Điều này chỉ áp dụng cho trường hợp bạn đang luyện tập cho thứ gì đó liên quan tới sức bền, thể lực cường độ cao như chạy marathon hay thi đấu thể thao ba môn phối hợp. Còn trường hợp đi bộ nhiều trong một buổi tối thì chưa thể gọi là tập luyện quá mức.
Khi tập, cơ thể có bản ứng với thời điểm nó cảm thấy đang sử dụng quá nhiều năng lượng. Do đó, cơ thể tự động giảm bất cứ chức năng nào mà nó nhìn nhận là không cần thiết. Một trong những chức năng đó có thể là chu kì kinh nguyệt. Tin tốt là chỉ cần nới lỏng lịch trình tập, nguyệt san sẽ trở về trạng thái bình thường vốn có.
5. Thay đổi về cân nặng
Sẽ không có gì cần bận tâm nhiều nếu bạn tăng giảm chút cân nặng. Nhưng nếu bạn giảm hoặc tăng một số cân nặng đáng kể, hãy lưu ý. Ví có thể đó là nguyên nhân khiến ngày "đèn đỏ" của bạn trở nên đỏng đảnh.
Cơ thể đòi hỏi một lượng mỡ nhất định để rụng trứng. Do đó, bất cứ sự thay đổi cân nặng bất thường nào cũng sẽ làm ngưng chu kì kinh nguyệt.
Tương tự, nếu bạn tăng cân nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, việc tăng các tế bào mỡ khiến hàm lượng oestrogen tăng theo. Kết cục, cơ thể bị ngừng sản sinh ra trứng và do đó, bạn đã lỡ một kỳ kinh.
6. Bị bệnh phụ khoa
Chậm kinh hay lỡ một kỳ kinh nguyệt cũng có thể là triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa năng và các vấn đề về tuyến giáp. Nếu có bất cứ lo ngại nào, nhất thiết nên đi khám để có kết luận chính xác từ bác sĩ.
Theo Trí Thức Trẻ