Lợi ích không ngờ từ việc đạp xe đối với người bị bệnh xương khớp
Người bị bệnh về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống phù hợp để giúp làm giảm những cơn đau do bệnh hoành hành. Đạp xe là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả và mang lại những lợi ích tuyệt vời dành cho người bị mắc chứng bệnh về xương khớp. Viêm xương khớp được đặc trưng bởi sự phân hủy của sụn đệm các đầu xươ...
Lợi ích không ngờ từ việc đạp xe đối với người bị bệnh xương khớp
Người bị bệnh về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống phù hợp để giúp làm giảm những cơn đau do bệnh hoành hành. Đạp xe là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả và mang lại những lợi ích tuyệt vời dành cho người bị mắc chứng bệnh về xương khớp.
Viêm xương khớp được đặc trưng bởi sự phân hủy của sụn đệm các đầu xương, nơi chúng gặp nhau để hình thành các khớp. Nghiên cứu cho thấy rằng những người bị viêm khớp có thể có tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các bộ phận trong cơ thể đều có liên quan đến nhau, đặc biệt là tim và khớp xương. Một cơ thể mạnh khỏe luôn có một trái tim khỏe mạnh liên tục hoạt động để đảm bảo dòng máu được tuần hoàn khắp cơ thể. Tuy nhiên như dân gian vẫn hay có câu "khớp đớp tim" chính là để chỉ bệnh thấp khớp có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Có rất nhiều lý do để người mắc bệnh viêm khớp dễ gặp rủi ro đối với trái tim.
Hoạt động thể chất là rất quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh, nhưng việc khớp bị cứng và đau làm cơ thể khó khăn khi vận động, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.
Ở một số người mắc chứng béo phì thì đây là một yếu tố gây ra cả viêm khớp và bệnh tim mạch, phần lớn là do mang trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép, đặt áp lực lên cả khớp và tim. Các tế bào mỡ cũng sản sinh ra các chất có hại (như cholesterol) cho khớp, tim và các mạch máu.
Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Diabetes Care cho thấy bệnh tiểu đường loại II làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm trọng về bệnh viêm khớp đến mức phải thay khớp. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh tiểu đường loại II làm tăng nguy cơ đau tim của một người đã có tiền sử đau tim trước đó. (Nguồn: http://www.arthritis.org)
Người mắc các bệnh về xương khớp thường phải chịu đựng những cơn đau khó dứt nhất là vào ban đêm hay thời tiết lạnh, dẫn đến mất ngủ và mệt mỏi. Phần lớn người bệnh tỏ ra bi quan trong điều trị vì thuốc men chỉ có tác dụng nhất thời. Nếu bạn đã có dấu hiệu của chứng bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng, HoiBenh xin gợi ý cho bạn phương pháp tập luyện bằng cách đạp xe đạp mỗi ngày.
Hầu hết chúng ta khi nhắc đến tập thể dục đều nghĩ ngay đến đi bộ, chạy bộ. Không ít người bị bệnh khớp nói chung cũng chọn đi bộ là môn thể thao để luyện tập hằng ngày. Tuy nhiên đi bộ lại không phải là giải pháp hay cho người bị bệnh khớp. Vì khi đi bộ nhiều, khớp sẽ chịu nhiều áp lực, gây đau, sưng nhiều hơn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Chơn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn - ITO, chạy xe đạp là cách luyện tập cơ hiệu quả mà ít ảnh hưởng đến khớp gối nhất. Chúng ta nên cố gắng mua một chiếc xe đạp đặt tại nhà để khi rảnh rỗi là có thể luyện tập ngay.
Việc đạp xe sẽ giúp cho khớp được hoạt động liên tục và nhẹ nhàng mà không bị quá sức như những vận động mạnh như đi bộ hay chạy bộ, cơ và dây chằng sẽ bền vững hơn, kích thích bao hoạt dịch tiết dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru hơn từ đó dòng máu được tuần hoàn khắp cơ thể, trái tim của bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên tùy tình trạng bệnh mà mỗi người có một chế độ tập luyện khác nhau. Ví dụ nếu bạn là người đang có nguy cơ bị bệnh xương khớp, hãy tập luyện với việc chạy xe đạp khoảng 2 tiếng 1 ngày, có thể chia đều thời gian luyện tập trong ngày, nhưng nếu bạn mắc chứng viêm khớp cấp, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ luyện tập hợp lý nhất. Bạn nên ngừng tập ngay khi có biểu hiện đau nhức khớp và không nên tập luyện quá sức, vì viêc này có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn gây ra các bệnh về tim mạch.