Loạn bù nước, bù điện giải, nguy hại cho người bệnh

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng khác tên gọi, thành phần nhưng cũng được giới thiệu công dụng bù nước, bù điện giải. Theo các bác sĩ, cần coi dung dịch bù nước, bù điện giải là thuốc, không thể nhập nhằng với thực phẩm chức năng (TPCN) bởi nếu dùng sai cách có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt với bệnh nhi.

Loạn bù nước, bù điện giải, nguy hại cho người bệnh Loạn bù nước, bù điện giải, nguy hại cho người bệnh

Theo các bác sĩ, cần coi dung dịch bù nước, bù điện giải là thuốc, không thể nhập nhằng với thực phẩm chức năng (TPCN) bởi nếu dùng sai cách có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt với bệnh nhi.

Nhập nhèm thuốc - TPCN bù nước, bù điện giải

Đi mua thuốc điều trị tiêu chảy cho cô con gái 5 tuổi, chị Nguyễn Thanh Ng. (Ba Đình, Hà Nội) cho hay, riêng hỏi mua oresol bù nước, bù điện giải, người bán thuốc đã giới thiệu 3 loại gồm cả dung dịch pha sẵn theo dạng ống, dạng siro có hương vị hoa quả và gói dạng bột pha Oresol. “Nghe họ giới thiệu là TPCN, có công dụng bù nước và chất điện giải nên cứ hàng nhập, hàng đắt thì mua..”, chị Ng. cho hay.

"Để đảm bảo hiệu quả điều trị cho trẻ, cha mẹ nên mua theo đúng đơn của BS; đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... đồng thời, chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24h, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn. Các phụ huynh cũng không tự ý chia nhỏ gói thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, không được đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu. Và chỉ nên pha với nước lọc đun sôi để nguội...”.

BS. Nguyễn Phương Thanh

BV ĐH Y Hà Nội

vicare.vn-loan-bu-nuoc-bu-dien-giai-nguy-hai-cho-nguoi-benh-body-1

Qua khảo sát của PV Báo Giao thông, trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc, TPCN khác tên gọi, thành phần nhưng cũng được giới thiệu công dụng bù nước, bù điện giải được bán với nhiều mức giá. Trong đó, các loại là TPCN thường có giá đắt gấp nhiều lần so với thuốc Oresol vốn được bác sĩ chỉ định. Điển hình như trên trang web nhathuocyentr... đăng bán sản phẩm TPCN Bee juvit Oresol giá 60 nghìn đồng/hộp (20 ống) có chứa các thành phần như: Sodium chloride, Sodium citrat, Potassium Chloride, Dextrose và được đóng ống 10ml. Sản phẩm này được hướng dẫn sử dụng cho trẻ em (2 ống/ngày) và người lớn khi bị tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi khi sốt cao hay khi lao động nặng nhọc, chơi thể thao dẫn đến bị mất nước và chất điện giải...

Hay như TPCN bù nước Special Kid Réhydrataion/Special Kid, hàng nhập khẩu có xuất xứ Pháp, giá 250 nghìn đồng/lọ với hướng dẫn dùng cho trẻ em bị tiêu chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi khi sốt cao... dẫn đến bị mất nước, các chất điện giải và khoáng chất.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS. Nguyễn Tiến Dũng, Chuyên khoa Nhi, BV Bạch Mai nói: “Oresol là một loại thuốc và cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sử dụng TPCN thay thế Oresol rất nguy hiểm. Mọi người cần phải biết, TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng điều trị bệnh và không thay thế được thuốc”.

BS. Nguyễn Phương Thanh, BV ĐH Y Hà Nội cũng cho rằng, dùng TPCN điều trị mất nước thì quá nguy hiểm. Qua kiểm tra thấy một số sản phẩm dạng này có công thức không tương tự như Oresol hay các thuốc/dung dịch bù nước điện giải thông thường khác. “Quy trình đăng ký của những “thực phẩm” dạng như thế này cần xem xét lại”, BS. Thanh nói.

Không coi thường bù nước, bù điện giải

BS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đã từng gặp bệnh nhi cấp cứu, sức khỏe nguy kịch trụy tim mạch chỉ vì dùng TPCN bù nước điện giải hoặc dùng không đúng chỉ định của bác sĩ.

Ông Dũng dẫn giải, với Oresol dạng ống 10ml được khuyến cáo dùng 2 ống/ngày cho trẻ tiêu chảy thì không gây hại mới lạ. Bởi, bệnh nhi bị tiêu chảy ào ào, bác sĩ phải chỉ định uống 250-500ml mới đủ bù nước. Vậy, nếu chỉ uống 1-2 ống Oresol 10ml thì lượng nước bị mất sẽ không thể bù đắp, trẻ sẽ mất nước nghiêm trọng. “Đối với trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung Oresol là quan trọng nhất. Vì vậy, phụ huynh cần mua thuốc theo đơn của bác sĩ và pha đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất”, ông Dũng khuyến cáo.

vicare.vn-loan-bu-nuoc-bu-dien-giai-nguy-hai-cho-nguoi-benh-body-2

Cũng theo BS. Dũng, khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng của trẻ. Oresol với thành phần là muối, đường... khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi.

Tuy nhiên, nếu Oresol lại được pha đặc hơn so với khuyến cáo sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường. Do nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước nên bị “teo” lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Điều nguy hiểm nhất là khi tế bào não bị “teo” gây tổn thương, trẻ sẽ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, thậm chí hôn mê... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

Theo Báo Giao Thông

Xem thêm:

  • 10 nguy cơ cảnh báo cơ thể đang thiếu nước
  • Khát nước liên tục - dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm