Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Thứ 3 (20/9/2016) – Nghiên cứu mới dường như cho thấy stress làm giảm khả năng mang thai ở phụ nữ đặc biệt khi stress xảy ra vào thời điểm rụng trứng.
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Nghiên cứu mới dường như cho thấy stress làm giảm khả năng mang thai ở phụ nữ đặc biệt khi stress xảy ra vào thời điểm rụng trứng.
"Nếu cảm thấy căng thẳng hơn bình thường vào khoảng thời gian rụng trứng, thì khoảng 40% bạn ít có khả năng mang bầu tháng đó- tác giả của nghiên cứu - Kira Taylor đã nói. Cô là một trợ lý giáo sư về dịch học và sức khỏe dân số tại Đại học Louisville Trường Y tế công cộng và Khoa học thông tin.Taylor tin rằng nghiên cứu của nhóm là theo dõi stress vào các khoảng thời gian khác nhau để xác định mức độ ảnh hưởng.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đánh giá 400 phụ nữ ở độ tuổi dưới 40. Tất cả đều có thể quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai.
"Chỉ 1/3 trong số họ là mong muốn có bầu nhưng tất cả đều không sử dụng biện pháp tránh thai" Taylor nói.
Hàng ngày, họ sẽ ghi lại mức độ stress từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất). Và ghi chép lại trong 20 chu kì cho đến khi có bầu. Trung bình, họ ghi lại mức độ stress sau 8 chu kì.
Qua giai đoạn nghiên cứu, 139 phụ nữ mang thai. Khả năng mang thai giảm 46% khi stress tăng lên 1 đơn vị trong quá trình rụng trứng. Ngày 14 của chu kì được tính vào thời diểm rụng trứng.
Thụ thai do 1 số nguyên nhân khác như tuổi, chỉ số cơ thể( phương pháp đo dựa trên cân nặng và chiều cao), uống rượu và tần suất quan hệ tình dục.
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu các thời điểm trong chu kì nhưng chúng tôi không tìm thấy tác động của stress đến quá trình thụ thai Taylor nói "Thụ thai thường xảy ra 10 ngày sau khi bạn rụng trứng."
Nghiên cứu tìm ra mối tương quan giữa stress và mang thai nhưng nó không chứng mình được nguyên nhân và kết quả
Trong 1 nghiên cứu khác, "phụ nữ đang mang thai thường bị căng thẳng vào chu kì cuối của họ" Taylor nói có thể do lượng hormone, cùng với lượng estrogen và progesterone tang lên gây thay đổi tâm lý lúc đó.
Bác sĩ Tomer Singer, Giám đốc nội tiết sinh sản và vô sinh tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York nói ,nghiên cứu xác định chính xác khoảng thời gian bị ảnh hưởng nhiều nhất do căng thẳng.
"Họ có thể tập trung vào khoảng thời gian quan trọng mà không thấy stress, và đây là nửa chu kì đầu" bác sĩ nói.
Đội ngũ của Taylor không tìm hiểu tại sao stress ảnh hưởng đến quá trình thụ thai khi rụng trứng. Nhưng cô ấy cho rằng stress đã “phá vỡ sự truyền tín hiệu giữa não bộ và buồng trứng, và làm giảm nguy cơ rụng trứng."
Singer đồng ý. Anh ấy nói khi 1 người phụ nữ bị căng thẳng, hormone ảnh hưởng đến sự rụng trứng có thể bị gián đoạn.
Sự gián đoạn hormone này có thể cản trở quá trình, Taylor cho biết, do đó, "đó có thể là cách nói tự nhiên của " Đừng có con bây giờ "
Singer cho rằng phụ nữ có thể giảm stress bằng cách tập yoga hoặc thiền hoặc các cách khác.
Các bài tập nhẹ, 5 lần 1 tuần mỗi lần 30’ có thể giảm stress, Taylor nói. Nhưng thể thao quá độ có thể giảm khả năng rụng trứng, cô ấy nói.
Cô ấy cũng cho rằng nói chuyện và quản lý thời gian tốt có thể làm giảm mức độ căng thẳng.
Nguồn: Wedmd.