Làm xét nghiệm gì có thể phát hiện các chất gây nghiện?

Đối với việc phát hiện các chất gây nghiện thì phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là thực hiện xét nghiệm. Vậy làm xét nghiệm gì có thể phát hiện các chất gây nghiện? Các chất gây nghiện nào có thể được phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm? Cùng tìm câu trả lời cùng HoiBenh ngay sau đây.

Làm xét nghiệm gì có thể phát hiện các chất gây nghiện? Làm xét nghiệm gì có thể phát hiện các chất gây nghiện?

1. Xét nghiệm chất gây nghiện là gì?

  • Xét nghiệm chất gây nghiện là kỹ thuật xét nghiệm giúp nhận biết được tình trạng sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện của một đối tượng cụ thể
  • Đây cũng là xét nghiệm mang tính thủ tục ban đầu để kiểm tra những trường hợp tham gia nghĩa vụ quân sự hay các hoạt động cộng đồng khác

2. Làm xét nghiệm gì có thể phát hiện các chất gây nghiện?

  • Các kỹ thuật xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra các chất gây nghiện trong cơ thể con người đó là:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm nước bọt

Xét nghiệm tóc

Trong đó xét nghiệm nước tiểu là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất là phù hợp với việc lấy mẫu, phương pháp thực hiện đơn giản hơn so với các kỹ thuật và các loại mẫu bệnh phẩm khác.

  • Xét nghiệm nước tiểu có tỉ lệ sai sót và gây ra dương tính giả nếu người làm xét nghiệm có sử dụng một số loại thuốc vào cơ thể như: thuốc tránh thai, thuốc có chứa riboflavin, creatinine hoặc thuốc lợi tiểu, hay nước tiểu bị pha loãng với các phụ gia như xà phòng, ammonia, các hóa chất vệ sinh
  • Đối với xét nghiệm máu và xét nghiệm nước bọt thì nếu cách xa thời gian sử dụng chất gây nghiện thì khả năng âm tính có thể xảy ra, do thời gian bán thải của chất gây nghiện trong máu rất ngắn
vicare.vn-lam-xet-nghiem-gi-co-phat-hien-cac-chat-gay-nghien-body-1

3. Xét nghiệm các chất gây nghiện có thể phát hiện ra những chất gây nghiện nào?

Cần sa- THC

  • Cần sa là chất kích thích tạo cảm giác cho người sử dụng cảm thấy hưng phấn và thư giãn, tinh thần lên cao
  • THC là thành phần hoạt động chủ yếu của cannabinoids ( Marijuana)
  • Đường dùng: hút hoặc uống thuốc từ cần sa
  • Hậu quả: có thể gây ra suy giảm trí nhớ trong một thời gian ngắn và làm chậm tiếp thu. Người dùng cũng có thể trải qua cảm giác hỗn loạn lo lắng thoáng qua, sử dụng liều cao có thể gây ra rối loạn hành vi
  • Sau khi dùng cần sa thì chất gây nghiện sẽ ngấm trong máu từ khoảng thời gian 3-10 ngày
  • Xét nghiệm chẩn đoán: đỉnh của hiệu ứng sau khi hút cần sa sau khoảng 20-30 phút và kéo dài 90-120 hút sau 1 liều hút. Mức độ gia tăng của các chất chuyển hóa trong nước tiểu được phát hiện trong vài giờ khi hút và tồn tại khoảng 3-10 ngày sau

MOP ( chất ma túy dạng thuốc phiện: heroin, morphin)

  • Đây là loại chất gây nghiện có khả năng làm ức chế, giảm hoạt động của não bộ cũng như hệ thần kinh trung ương khi sử dụng
  • Đường dùng: có thể được sử dụng qua đường miệng, mũi, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
  • Xét nghiệm chẩn đoán: thuốc có tác dụng trong vòng 3-6 giờ, chuyển hóa chỉ với 2-12% được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng Morphin không thay đổi. Heroin cũng nhanh chóng chuyển thành morphin trong cơ thể. Quá trình bài tiết của heroin cũng giống như của morphin codein, chúng cũng có chuyển hóa rộng rãi với 10-15% ở dưới dạng morphin hay codein và tồn tại khoảng 3-7 ngày sau

Ma túy đá – MET

  • MET là chất gây nghiện thuộc nhóm các chất kích thích dạng amphetamine. Chúng là dạng chất kích thích làm cho người dùng mất ngủ, rối loạn hệ thần kinh, suy nhược cơ thể, loạn thị, giảm sức đề kháng. Nguyên nhân là do khi sử dụng, chúng tác dụng lên hệ thần kinh trung ương và kích thích giải phóng dopamine hàng loạt
  • Đường dùng: có thể hít, uống hoặc tiêm chích
vicare.vn-lam-xet-nghiem-gi-co-phat-hien-cac-chat-gay-nghien-body-2
  • Hậu quả:

Nếu sử dụng MET với liều lượng thấp kéo dài thì hành vi của người dùng trở nên không thể dự đoán trước được. người bệnh có thể đang vui vẻ, hòa đồng thì đột nhiên trở nên mất bình tĩnh hoặc kích động. người bệnh cũng gặp phải tình trạng khó ngủ và không ăn được khiến cơ thể càng trở nên mệt mỏi, do vậy người dùng lại phải sử dụng methamphetamine để tỉnh táo trở lại.

Sử dụng MET ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng trầm cảm, hoang tưởng nghiêm trọng, ảo giác, có những người tự có hành vi hủy hoại bản thân, thậm chí là tự tử hay trở nên cực kỳ bạo lực với bất kỳ đối tượng nào, các hành vi này đều rất nguy hiểm và khó để kiểm soát.

  • Xét nghiệm chẩn đoán: do MET là một loại ma túy tổng hợp nên chúng xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 3 giờ sau khi sử dụng, tồn tại trong vòng 24-48h sau khi dùng liều cuối

Thuốc lắc- MDMA

  • Đường dùng: có thể dùng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Sử dụng thuốc lắc là con đường ngắn nhất có thể dẫn đến cái chết. do khi sử dụng thuốc lắc liều cao sẽ làm rối loạn khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên một cách đột ngột dẫn đến suy gan, suy thận và suy tim
  • Việc thiếu hụt dopamine sẽ gây ra các tổn thương về mặt nhận thức và cả tâm lý. Điều này lý giải vì sao những người sử dụng thuốc lắc thường cảm thấy mệt mỏi và buồn bã sau một đêm sử dụng
  • Xét nghiệm chẩn đoán: MDNA có tác dụng sau 30 phút sau khi sử dụng, đạt đỉnh sau 1 giờ và kéo dài từ 2-3 giờ., 65% được bài tiết qua nước tiểu và có thể phát hiện trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
  • Ketamine, từ thuốc gây mê biến chất thành ma túy
  • Những điều cần biết về xét nghiệm ma túy đá trong máu