Làm thế nào nếu trẻ thiếu vitamin D?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, phần lớn trẻ ở Mỹ không được cung cấp đủ vitamin D mà chúng cần, ngay cả khi bé có chế độ ăn uống giàu vitamin.
Làm thế nào nếu trẻ thiếu vitamin D?
Khoảng 9 trong số 10 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thiếu vitamin D so với lượng quy định, theo nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.
Có thông tin cho rằng trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D. Cria Perrine, Tiến sĩ dinh dưỡng, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng ta phải truyền thông cho các bà mẹ và cộng đồng về việc bổ sung vitamin D cho bé.”
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Pediatrics cho biết, mức độ rủi ro về sức khỏe do thiếu vitamin D ở cả trẻ em và người lớn ngày càng tăng. Vitamin D được biết đến với vai trò như là vitamin trong ánh nắng mặt trời, vì cơ thể con người sản xuất ra nó khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D rất cần thiết cho xương chắc khỏe, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Nếu trẻ em quá thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến yếu xương, tăng nguy cơ bệnh tim sau này và một số vấn đề sức khỏe khác. Năm 2008, học viện nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng cần tăng gấp đôi lượng vitamin D tiêu thụ hằng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ em, tức là từ 200-400 đơn vị quốc tế (IU).
Perrine nói: "Hầu hết trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin D để đạt đủ mức khuyến nghị mới của AAP, trong khi trước đó nhiều người cho rằng chỉ cần bú sữa mẹ là đủ.” Trẻ sơ sinh cần tiêu thụ 1 lít sữa bột mỗi ngày để đáp ứng khuyến nghị mới và hầu hết trẻ không làm được điều đó, đặc biệt là những bé đang bú cả sữa bột và sữa mẹ.
Các bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ, Perrine cho biết thêm. AAP khuyến khích các mẹ nên cho bé dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng sau đó. Trẻ chỉ cần dành 10 đến 15 phút tắm nắng mỗi ngày để cơ thể hấp thụ vitamin D.
Perrine và các cộng sự phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu thực hiện khảo sát với các bà mẹ và trẻ em từ năm 2005-2007. Nghiên cứu này được gọi là chăm sóc trẻ, khảo sát với hơn 1.500 trẻ lứa tuổi 1-10,5 tháng tuổi và chia làm 3 nhóm, nhóm 1 chỉ bú sữa mẹ, nhóm 2 uống sữa công thức, nhóm 3 là kết hợp cả 2 loại.
Bằng cách phân tích chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh và lượng vitamin D hấp thụ, các nhà nghiên cứu ước tính được tỷ lệ phần trăm trẻ đáp ứng đủ 200 IU vitamin D mỗi ngày. Trong đó, chỉ có 5-13% trẻ chỉ bú sữa mẹ có đủ lượng vitamin D cần thiết. Trong khi 81-98% trẻ sơ sinh uống sữa công thức hấp thụ đủ lượng vitamin D. 20-37% trẻ sơ sinh vừa bú sữa mẹ và uống sữa công thức đáp ứng đủ lượng vitamin D. Hầu hết các bé không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết.
Mặc dù bệnh phổ biến nhất nếu trẻ thiếu hụt vitamin D là bệnh còi xương hoặc yếu xương, nhưng bác sĩ nhi khoa vẫn lưu tâm đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh mãn tính (như bệnh tiểu đường loại 1).
Một nghiên cứu được công bố năm ngoái cho thấy những trẻ có nồng độ vitamin D thấp có nhiều khả năng mắc bệnh tim, huyết áp cao, đường huyết cao. Bác sĩ Drazba cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng có những rủi ro khác liên quan đến thiếu hụt vitamin D ngoài bệnh còi xương.”
Nghiên cứu thứ hai công bố trên tạp chí Pediatrics cho thấy, 58% phần trăm của trẻ sơ sinh và 36% các bà mẹ bị thiếu hụt vitamin D. Trong đó, 38% trẻ sơ sinh và 23% bà mẹ thiết vitamin D trầm trọng.
Trẻ thường có khả năng thiếu vitamin D nếu người mẹ mất vitamin trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Ngoài ra, trẻ được sinh ra trong những tháng mùa đông cũng tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D. Các nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng thiếu hụt vitamin D là một vấn đề mà các bà mẹ và bác sĩ cần giải quyết từ khi sinh con.
Nguồn: Health