Làm sao để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ?

Do có sự đặc thù về mặt tâm lý nên trẻ tự kỷ thường có cảm xúc phức tạp, khó nắm bắt. Bởi vậy, bố mẹ và người xung quanh rất khó để có thể biết được trẻ đang cần gì, muốn gì. HoiBenh sẽ chia sẻ với bố mẹ cách để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ qua bài viết này.

Làm sao để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ? Làm sao để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ?

Do có sự đặc thù về mặt tâm lý nên trẻ tự kỷ thường có cảm xúc phức tạp, khó nắm bắt. Bởi vậy, bố mẹ và người xung quanh rất khó để có thể biết được trẻ đang cần gì, muốn gì. HoiBenh sẽ chia sẻ với bố mẹ cách để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ qua thông tin dưới đây.

Cách nhận biết cảm xúc của trẻ tự kỷ

Khi trẻ bị tự kỷ, trẻ sẽ thường cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp xã hội thông thường, đồng thời khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế. Trẻ sẽ có dấu hiệu không muốn ai đó xáo trộn đồ đạc, hung hăng và phản ứng dữ dội với những hành động dù chỉ là bình thường. Trẻ bị tự kỷ luôn cảm thấy bản thân mình không được an toàn, luôn trong trạng thái lo lắng và bị kích động.

lam-sao-hieu-duoc-cam-xuc-tre-tu-ky-1.jpg

Trẻ tự kỷ cũng thường xuyên thiếu sự nhạy cảm hoặc nhạy cảm quá mức. Điều này được biểu hiện qua các vấn đề về giác quan, trẻ thường ngửi, liếm khi nhìn thấy vật gì đó. Trẻ cũng mắc những rối loạn khác như không thấy mặn khi ăn muối, không thấy chua khi ăn chanh, không chóng mặt nếu quay tròn lâu, thích leo trèo, không thấy đau khi đập đầu vào thường và phản ứng mạnh với những âm thanh thông thường.

Cảm xúc của trẻ tự kỷ dễ bị bộc phát khi trẻ đến nơi công cộng. Rất ít trẻ tự kỷ có thể quan tâm đến các chuẩn mực xã hội mà thường có xu hướng làm theo sở thích cá nhân của mình. Trẻ hay có hành vi ngược với sự mong đợi của mọi người như la khóc, giật đồ từ tay người khác... nên dễ khiến những người xung quanh cảm thấy bất thường.

Cảm xúc của trẻ tự kỷ: Làm sao để hiểu?

Khi trẻ bỗng nhiên la hét và nổi giận vô cớ

Những lúc đó là trẻ đang cảm thấy bản thân mình không được người khác tôn trọng. Có ai đó đã đụng vào đồ mà trẻ mất công sắp xếp rất ngăn nắp, có ai đó đã lấy mất đi thứ gì mà trẻ yêu thích, cũng có khi là trẻ đã gặp điều gì mà trẻ không muốn nhìn thấy. Vì thế, hãy lập tức tìm ra nguyên nhân khiến trẻ nổi giận, sau đó nhẹ nhàng trấn an và động viên trẻ để trẻ bình tĩnh lại.

Khi trẻ bỗng nhiên giật đồ và hung hãn

Đó là khi trẻ chưa thực sự hiểu được hết những phép tắc tối thiểu của xã hội, chỉ đơn giản là trẻ thích món đồ chơi đó nhưng không biết cách diễn đạt cho người khác hiểu. Khi trẻ hung hãn là do trẻ cảm thấy có mối đe dọa nào đó tới mình. Bố mẹ hãy nhanh chóng trấn an trẻ, nói nhẹ nhàng cho trẻ hiểu và cần thiết hãy ôm trẻ vào lòng để vỗ về.

Khi trẻ bỗng dưng im lặng và ngồi thần một chỗ: Rất có thể cơ thể của trẻ đang gặp vấn đề nào đó mà trẻ không thể nói ra được. Hãy quan sát xem trẻ cần gì, trẻ đau ở đâu để kịp thời giúp đỡ.

Khi trẻ mải mê chơi những món đồ chơi kì lạ như nắp chai, vỏ nhựa

Đừng ngạc nhiên, bởi những trẻ tự kỷ thường có xu hướng gắn bó với đồ vật theo từng giai đoạn trong cuộc đời mình. Những đồ vật đó có thể hơi không bình thường chút nào nhưng bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy nhẹ nhàng nói chuyện để con có thể hiểu được.

vicare.vn-lam-sao-de-hieu-duoc-cam-xuc-cua-tre-tu-ky-body-1

Những cảm xúc khác

Khi bị tự kỷ, trẻ cũng có những triệu chứng đa dạng khác nhau, những rối loạn tinh thần khiền người thường không thể hiểu được như: rối loạn tăng động kém chú ý, buồn chán thất thường, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu... Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của trẻ tự kỷ để tìm ra những phương pháp ứng phó hiệu quả, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua những cảm xúc đó.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong cảm xúc của trẻ tự kỷ, bố mẹ phải kiên nhẫn và bình tĩnh trấn an trẻ. Nếu trường hợp quá nghiêm trọng, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy cùng chơi với con, lắng nghe con diễn đạt và kiên nhẫn để hiểu được con.