Làm gì khi bị chuột cắn?

Bạn bị chuột cắn trong khi ngủ, bạn bị chuột cắn khi đi làm hay bạn có nuôi chuột cảnh và bị cắn, hay bạn có người thân bị? Bài đọc dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những bước cần thiết để trả lời câu hỏi Làm gì khi bị chuột cắn?

Làm gì khi bị chuột cắn? Làm gì khi bị chuột cắn?

Bạn bị chuột cắn trong khi ngủ, bạn bị chuột cắn khi đi làm hay bạn có nuôi chuột cảnh và bị cắn, hay bạn có người thân bị? Bạn lo lắng, không biết xử lý ra sao, làm gì ngay lúc ấy và sau đó? Bài đọc dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn những bước cần thiết để trả lời câu hỏi Làm gì khi bị chuột cắn?

1. Tìm nguồn nước và rửa sạch với xà phòng

Ngay sau khi bị chuột cắn, bạn hãy nhanh chóng tìm đến nơi có nguồn nước sạch, rồi xả nước trực tiếp vào vị trí cắn và xung quanh. Lưu ý là tốc độ xả nước vừa phải không được quá mạnh vì dễ làm bong tróc da nơi bị cắn, gây nhiễm trùng nặng hơn, cũng không được cho chảy chậm quá vì cũng không đẩy lùi được nước bọt hay những bụi bẩn vị trí cắn. Bạn cũng nên thử nhiệt độ nước trước khi rửa vì rất có thể nước quá nóng, hoặc quá lạnh.

vicare.vn-canh-bao-nguy-co-dot-quy-body-1

Sau đó dùng xà phòng chà lên vùng cắn và khu vực xung quanh, đồng thời xả nước để đảm bảo rằng vết thương do chuột cắn sạch hoàn toàn. Khuyến cáo là không được nặn, bóp máu ở vết thương, một phần sẽ làm tổn thương mạch máu xung quanh đó, hai là các chất bẩn bên ngoài sẽ dễ dàng đi vào hơn.

2. Sát trùng bằng cồn hoặc povidin

Nếu tại nhà bạn đã có cồn hoặc povidin rồi thì hãy lấy nó ra, lấy bông thấm cồn hoặc povidin rồi sát trùng lên vết thương. Nếu không có hãy nhờ người thân hoặc tự mình ra hiệu thuốc mua là sẽ có. Bạn nhớ rằng cồn để cồn để sát trùng vết thương là loại cồn 70 độ. Còn povidin thì bạn đọc rõ cho người bán thuốc là loại povidine iodine 10% để sát trùng vết thương nhé, bởi vì trên thị trường có rất nhiều biệt dược khác nhau của i-ốt và kèm theo đó chức năng công dụng cũng sẽ khác. Một số sản phẩm là nước súc miệng, dung dịch vệ sinh... nếu dùng nhầm sẽ gây tổn thương niêm mạc, nguy hiểm hơn rất nhiều.

vicaare.vn-canh-bao-nguy-co-dot-quy-body-2

3. Đến cơ sở y tế để được khám và tiêm chủng phòng bệnh

Có rất nhiều trường hợp chủ quan khi bị chuột cắn mọi người thường không làm gì sau đó, để dẫn tới tình trạng nhiều ca bị suy thận, giảm tiểu cầu, ho, sốt, suy nhược, đau đầu... do chuột cắn. Vì vậy đừng xem thường hậu quả mà dẫn đến mang bệnh nguy hiểm. Nhất là phải kể đến bệnh vàng da xuất huyết có biểu hiện sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn và đau cơ kéo dài từ 4-7 ngày, sau đó vàng da, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

vicaare.vn-canh-bao-nguy-co-dot-quy-body-3

4. Theo dõi dấu hiệu vài ngày sau khi bị chuột cắn

Nếu bạn không có thời gian hoặc điều kiện khó có thể đi đến cơ sở y tế thì bạn cần theo dõi dấu hiệu từ 1-3 ngày sau khi bị chuột cắn xem có gì bất thường không nhé. Bởi vì chuột có chứa virut gây hại là Hantavirus. Các triệu chứng của việc nhiễm virut này là sốt, mệt mỏi, nhức cơ, nhức đầu, chóng mặt, chảy mũi, khó thở, xuất huyết da, tiểu ít...

Hay ngoài ra một số triệu chứng của bệnh dại như đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi chuột cắn. Bạn hãy nhớ theo dõi cơ thể và vị trí vết thương xem có sự thay đổi xấu nào trong vài ngày đầu sau khi bị cắn không nhé.

Trên đây là những bước vô cùng quan trọng để bạn biết được cần làm gì khi bị chuột cắn. Hãy bình tĩnh để xử lý vết thương để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Cảm ơn quý bạn đọc. Chúc bạn luôn khỏe!