Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bạn cần biết

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cái nôi của ngành ngoại khoa ở Việt Nam, là một Trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước. Hiện nay bệnh viện có quy mô 1400 giường bệnh chuyên về Ngoại khoa, 30 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến.

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bạn cần biết Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bạn cần biết

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là cái nôi của ngành ngoại khoa ở Việt Nam, là một Trung tâm phẫu thuật lớn nhất của cả nước. Hiện nay bệnh viện có quy mô 1400 giường bệnh chuyên về Ngoại khoa, 30 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến.

vicare.vn-kinh-nghiem-đi-kham-tai-benh-vien-huu-nghi-viet-duc

Bệnh viện Việt Đức Chuyên phẫu thuật Thần kinh Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tiết niệu, phẫu thuật nhi khoa, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn... Đặc biệt, Bệnh viện Việt Đức tập trung vào kỹ thuật chuyên sâu, đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện ghép tạng trên người, tiến hành ghép tạng thường quy. Cùng với đội ngũ các Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia phẫu thuật và kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước. Nhằm hỗ trợ cho mọi người tiết kiệm được phần lớn thời gian và công sức khi đến đây khám và điều trị bệnh, ngay sau đây hãy cùng HoiBenh sẽ điểm qua một số thông tin đáng lưu ý trong quy trình thăm khám của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Địa chỉ Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: Số 14 Phủ Doãn, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lịch làm việc từ Thứ Hai - Thứ Sáu: Sáng 7 giờ đến 17 giờ - Chiều Thứ 5 nghỉ

Khoa khám bệnh của bệnh viện

Phòng khám: 109 Tầng 1 nhà C2

Lịch khám: từ Thứ Hai - Thứ Sáu theo giờ hành chính (Chiều thứ 5 nghỉ)

vicare.vn-kinh-nghiem-đi-kham-tai-benh-vien-huu-nghi-viet-duc

Quy trình khám bệnh Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại Bệnh viện Việt Đức

1. Đối với trường hợp khám thường

Bước 1. Người bệnh vào ô 2A1 đến 2A7 nộp các giấy tờ để làm thủ tục BHYT, và nhận Phiếu giữ thẻ BHYT, Phiếu thu tạm ứng, Phiếu tiếp nhận. Sau đó đến khám tại các phòng khám chuyên khoa.

Bước 2.Vào khám theo thứ tự trên bảng điện tử, Sau khi BS khám bệnh, ra chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật. Người bệnh cầm chỉ định đến các bộ phận thực hiện để thực hiện.

Bước 4. Đợi nhận kết quả và mang đến phòng khám gặp Bác sĩ để kết luận. Riêng kết quả xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế trả về các phòng khám chuyên khoa ban đầu.

Bước 5. Nếu người bệnh cần điều trị ngoại trú, BS sẽ kê đơn thuốc và kết thúc khám, người bệnh cầm đơn thuốc đến cửa từ 2A1 đến 2A7 để đóng dấu, thanh toán nhận lại thẻ BHYT và đến khoa Dược lấy thuốc. Còn phải vào viện điều trị nội trú, BS kết thúc khám ngoại trú và cấp giấy vào viện.

2. Đối với trường hợp cấp cứu

Bước 1. Người bệnh BHYT vào cấp cứu làm thủ tục khám và nộp tiền như các bước trên.

Bước 2. Sau khi bác sỹ khám và kê đơn thuốc cho điều trị ngoại trú người nhà mang toàn bộ liên quan đến ô 2A1 đến 2A7 làm thủ tục BHYT và lấy lại tiền trước khi đưa người bệnh ra khỏi bệnh viện.

vicare.vn-kinh-nghiem-đi-kham-tai-benh-vien-huu-nghi-viet-duc

Quy trình làm thủ tục BHYT khám nội trú ở Bệnh viện Việt Đức

1. Những điều cần biết với người bệnh mổ theo lịch

  • Người bệnh mang Giấy vào viện đến nhà C4 lấy mã số sau đó sang cửa 2A1 đến 2A7 để làm thủ tục kết thúc khám ngoại trú. Sang cửa BHYT nội trú từ 2A8 đến 2A12 để nộp tạm ứng viện phí và đóng dấu BHYT.
  • Khi có chỉ định ra viện, mang các giấy tở liên quan đến ô từ 2A8 đến 2A12 làm thủ tục thanh toán lấy lại thẻ BHYT và Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
  • Sau khi thanh toán xong mang Biên lai thu tiền khoa nơi người bệnh điều trị để lấy Giấy ra viện.

vicare.vn-kinh-nghiem-đi-kham-tai-benh-vien-huu-nghi-viet-duc

2. Những điều cần biết khi làm thủ tục BHYT nội trú cho người bệnh mổ cấp cứu

  • Người bệnh BHYT cấp cứu làm thủ tục vào viện và nộp tiền cũng như các bước không có BHYT.
  • Sau khi nhập viện có số giường,mang tất cả các giấy tờ đến văn phòng khoa nơi người bệnh đang điều trị để nhân viên văn phòng khoa xác nhận. Sau đó mang đến nộp ở cửa 2A1 đến 2A7 và nhận giấy hẹn. Thời gian trình thẻ BHYT chậm nhất là 01 ngày trước khi người bệnh chuẩn bị ra viện.

Bạn cũng có thể tham khảo kinh nghiệm đi khám Nam khoa tại Bệnh viện Việt Đức tại đây.

(Theo: suckhoetongquat)