Không tiêm phòng uốn ván: Mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm

Uốn ván là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 90% thường xuất hiện ở sản phụ và trẻ nhỏ. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có thể tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ lẫn bé khi bị vi trùng uốn ván tấn công xâm nhập.

Không tiêm phòng uốn ván: Mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm Không tiêm phòng uốn ván: Mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm

Uốn ván là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 90% thường xuất hiện ở sản phụ và trẻ nhỏ. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai có thể tạo ra kháng thể bảo vệ mẹ lẫn bé khi bị vi trùng uốn ván tấn công xâm nhập.

Uốn ván và nguy cơ

Uốn ván là một căn bệnh gây ra do trực khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào bên trong cơ thể và tiết lượng độc tố lớn lên hệ thần kinh gây ra động kinh, co giật, đơ cứng cơ. Trực khuẩn này sẽ sinh sôi và phát triển trong điều kiện có các mô hoại tử xuất hiện từ những vết thương bị nhiễm bẩn hoặc trong dây rốn sau cuộc sinh nở không được vệ sinh sạch sẽ. Thông thường, uốn ván có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 10 ngày bên trong cơ thể bệnh nhân.

Một số mẹ bầu do chủ quan hoặc lo lắng thái quá về việc các vi khuẩn sống trong vaccine có thể ảnh hưởng tới bào thai nên đã không tiêm phòng uốn ván khi mang thai. Hậu quả là có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khi vừa chào đời đã bị đặt trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì mắc phải bệnh uốn ván sơ sinh.
vicare.vn-khong-tiem-phong-uon-van-me-bau-co-the-gap-nguy-hiem-body-1

Tiêm phòng vào tháng nào thì tốt?

Hiện nay dù hầu hết các sản phụ đều chưa được tiêm ngừa vaccine uốn ván trong thời gian thai kì vì vậy trong cơ thể sản phụ không có kháng thể đối chọi được với bệnh. Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến nghị các mẹ bầu nên tìm hiểu lịch tiêm phòng thai sản và đi tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh như:

  1. Liều vaccine tiềm ngừa đầu tiên nên tiêm ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.

  2. Liều vaccine tiềm ngừa thứ 2 nên tiêm sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.

  3. Liều vaccine tiềm ngừa thứ 3 nên tiêm ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.

  4. Hai liều cuối cùng của vaccine tiềm ngừa nên được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.

Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với sản phụ thành ba nhóm:

  • Nhóm 1 bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngoài ra còn tác dụng bảo vệ thai sau sinh trong vài tháng đầu tiên. Nhờ vào chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua nhau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan B, vacxin phòng bại liệt và vacxin phòng cúm...

  • Nhóm 2 là những vacxin có thể tiêm chủng tùy hoàn cảnh môi trường bệnh dịch như vaccine phòng bệnh tả, vaccine phòng bệnh dại khi mẹ bầu bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn, vaccine chống bệnh sốt vàng...

  • Nhóm 3 bao gồm các vacxin tuyệt đối không được dùng cho các sản phụ đang có thai. Nhóm này bao gồm những vacxin phòng bại liệt uống, vaccine chống bệnh ho gà, bạch hầu hoặc thương hàn, sởi, quai bị và lao.
vicare.vn-khong-tiem-phong-uon-van-me-bau-co-the-gap-nguy-hiem-body-2

Chi phí tiêm phòng uốn ván thai sản

Theo bảng giá tiêm phòng của Viện Dịch tễ Trung ương cho biết: mỗi mũi tiêm tiêm phòng vaccine uốn ván Tetavax có chi phí là 85.000đ cùng 30.000đ tiền khám. Tetavax là thuốc ngừa uốn ván có nguồn gốc và điều chế từ Pháp.

Các mẹ bầu ở thành phố Hà Nội có thể đến tiêm theo địa chỉ sau vào giờ hành chính để tiêm phòng uốn ván thai sản:

- Trung tâm Y tế dự phòng, 70 Nguyễn Chí Thanh.

- Trung tâm Bác sỹ gia đình, 55C Hàng Bài.

Đối với mẹ bầu sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh có thể đến địa chỉ sau để được thăm khám, tiêm phòng:

Viện Pasteur, 167 Pasteur, phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các sản phụ cũng có thể đến các trung tâm y tế, bệnh viện tỉnh hoặc trạm y tế phường để được tiêm phòng uốn ván theo lịch.